Sự thật mánh khóe của cửa hàng lừa khách Việt mua iPhone 6

Thụy Du 2014-11-07 21:01
- (Em đẹp) - Cửa hàng này có "tiền sử" gây ra nhiều vụ lừa dối khách hàng và gây khó dễ cho chính các vị khách của họ.
Gần đây, dư luận xôn vào về việc 1 du khách người Việt bị lừa khi mua iPhone 6 tại cửa hàng Mobile Air ở trung tâm Sim Lim Square, Singapore. Vị khách này vì muốn tặng quà cho bạn gái đã quyết định bỏ ra số tiền 950SGD (khoảng 16 triệu đồng) để mua chiếc iPhone 6. 

Tuy nhiên, anh đã bị nhân viên cửa hàng lợi dụng việc không thành thạo tiếng Anh để lừa ký vào hóa đơn với gói bảo hành có giá lên tới 1.500SGD. Vụ việc khiến người dân Singapore cũng như các du khách bức xúc, bởi đây là chiêu lừa dối khách hàng trắng trợn và thường xuyên lặp đi lặp lại ở cửa hàng này.

Tuy nhiên đây không phải vụ việc gây ồn ào duy nhất ở cửa hàng này, trước đó, kể từ tháng 7 đến tháng 9, Mobile Air liên tục nhận các phản hồi gay gắt của các khách hàng về việc bán đồ không minh bạch và thái độ phục vụ quá kém của mình.


Tiết lộ của cựu nhân viên

Hôm thứ Tư (5/11) vừa qua, 1 cựu nhân viên từng làm việc cho cửa hàng Mobile Air ở khu Sim Lim, Singapore đã quyết định tiết lộ chiêu lừa dối khách hàng của vị chủ cũ của anh. Mr Chen, 26 tuổi chia sẻ rằng, anh không muốn lừa dối mọi người nữa. Anh đã xin nghỉ việc sau 6 tháng vì lương tâm không cho phép.

Qua kinh nghiệm làm việc của mình tại đây, cựu nhân viên này biết rằng, bán 1 chiếc điện thoại di động có thể đem đến lợi nhuận vài trăm USD. "Cửa hàng có thể bán 1 vài hộp trong một ngày và kiếm được hàng ngàn đô mỗi ngày. Tôi biết 1 số nhân viên đã kiếm được từ 10.000USD đến 20.000USD mỗi tháng", ông nói.

Jover Chew - chủ cửa hàng Mobile Air ở Sim Lim đang là tâm điểm của sự chỉ trích về
việc lừa dối khách hàng và thái độ phục vụ tồi tệ.

Cửa hàng này chủ yếu nhằm mục tiêu lừa lọc các đối tượng là khách du lịch, người giúp việc, lao động nước ngoài và người già. Khách du lịch là đối tượng mà cửa hàng này khá thích, bởi họ thường mua xong là vội vàng đến sân bay và khó có thể trở lại, như vậy ít gây rắc rối cho các cửa hàng. Ông Chen cho biết, cửa hàng này cũng dọa dẫm những người giúp việc và lao động nước ngoài rằng nếu làm rùm beng lên, gọi cảnh sát thì cửa hàng sẽ yêu cầu ông chủ và công ty của họ đuổi về nước, không cho tiếp tục làm việc ở đây. Người cao tuổi hay những người già cặp bồ với chị em phụ nữ trẻ trung cũng là mục tiêu của cửa hàng ở Sim Lim "vì người già có thính giác không tốt", những người cặp bồ thì vì sĩ diện mà thích khoe khoang.

Cửa hàng Mobile Air đã phải đóng cửa trước sự bất bình của người dân Singapore.

Theo ông Chen, hầu hết các điện thoại bán ra của các cửa hàng này là điện thoại di động cũ nhưng đã sửa chữa lại và nhìn khá mới. Chen còn tiết lộ 1 số thủ thuật lừa đảo như: Niêm yết giá điện thoại dưới mức giá trên thị trường; không cho phép khách hàng kiểm tra hàng hóa, trừ khi họ trả tiền ngay; bảo hành quốc tế nhưng không có giá trị; không được thông báo trước về chi phí "bảo hành" và lừa khách hàng nghĩ rằng giá cả rất thấp; bán cho khách hàng gói bảo hành chất lượng cao giả; lấy giá cao với các phụ kiện "chất lượng cao, nhập khẩu"; chiêu "giảm giá" các mẫu điện thoại mới nhất.

Một vị khách từng mua ở Mobile Air cũng cho rằng, các thiết bị điện tử của cửa hàng này đều không đảm bảo chất lượng và thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và cửa hàng này. 

Trước vụ việc xảy ra với du khách Việt, cửa hàng Mobile Air cũng đã để xảy ra 1 vụ tranh chấp với 2 người phụ nữ đến mua điện thoại. Cô Zhou đến mua chiếc iPhone 6 Plus với giá 1.800USD (hơn 36 triệu đồng), tuy nhiên, cửa hàng đã yêu cầu cô trả thêm 2.400USD (48 triệu đồng) với lý do đó là tiền bảo hành trong 2 năm. 

Zhou và dì rất vất vả để đếm tiền xu trị giá 1.010USD.

Zhou rất bức xúc và dù đã tranh cãi nhưng vẫn phải trả 3000USD (hơn 60 triệu đồng). Sau đó, cửa hàng Mobile Air đã bị tòa án yêu cầu trả lại cho khách 1.010USD (hơn 20 triệu đồng). Tuy nhiên, các nhân viên cửa hàng này đã ném cho cô 1 túi tiền xu nặng tới 18kg rồi cười đùa chế nhạo. 

Cửa hàng Mobile Air ném cho khách cả túi tiền xu.

Đời tư của chủ cửa hàng Mobile Air bị "phanh phui"

Sau vụ việc du khách Việt bị "gài bẫy", chủ cửa hàng Mobile Air là Jover Chew cũng bị cư dân mạng "đào bới" thông tin cá nhân và chỉ trích gay gắt. Vợ của anh ta, Winnie Koh, 31 tuổi, cũng không tránh khỏi phiền toái. Đời tư và thông tin cá nhân của vợ chồng Jover Chew còn bị tung lên mạng Internet.

Vợ chồng Jover Chew và Winnie Koh làm chủ 2 cửa hàng di động khác nhau.

Winnie Koh hiện đang làm chủ 1 cửa hàng điện thoại khác là J2 Mobile. Cô khẳng định cửa hàng này kinh doanh tách biệt với cửa hàng ở Sim Lim. Mặc dù trước đó, Jover Chew đứng tên làm chủ J2 Mobile nhưng hiện giờ tên của anh ta đã bị xóa và Winnie Koh là chủ sở hữu duy nhất của cửa hàng này. 

Bất chấp những lời chỉ trích, cô vẫn không đổ lỗi cho chồng và tiếp tục tin rằng anh ta là 1 người đàn ông tốt. Cô còn viết status trên trang của cửa hàng J2 Mobile để giãi bày việc cô vô tội. Hiện cô cũng không biết chồng mình đang ở đâu.

Koh phải viết lên Facebook để giãy bày J2 Mobile không liên quan đến Jover Chew
 
Thụy Du
(Dịch theo Asiaone)
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nếu đã không phải định mệnh của nhau, hãy buông tay mà tiếp bước