Người phụ nữ ròng rã 5 năm chữa trầm cảm sau sinh, ăn xông hoàn toàn

2018-01-01 11:15
- Chị Th. (Hà Nội) bị trầm cảm suốt nhiều năm nay và vẫn phải điều trị.

Mới đây, Khoa Nữ 6, Bệnh viện tâm thần Trung ương I tiếp nhận trường hợp bệnh nhân B.T.Th (sinh 1985, sống tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị trầm cảm nặng. Bệnh nhân vào khoa trong tình trạng không giao tiếp, chống đối không ăn uống, nằm bất động một chỗ. Hiện nay, bệnh nhân ăn uống bằng đường xông, mọi hoạt động vệ sinh thân thể đều phải có người giúp đỡ. Bệnh nhân vẫn có ý thức nhận biết được người xung quanh...

Theo người nhà bệnh nhân Th., sau khi sinh con thứ 2 được một thời gian, bệnh nhân bắt đầu sống khép kín, không muốn nói chuyện với chồng và thờ ơ chăm sóc con. Trong một tháng trời, chị Th. tự giam mình trong phòng không ăn uống, gia đình tìm mọi cách thuyết phục nhưng không thành công.

Lạ lùng người phụ nữ mắc bệnh hàng ngày ăn xông đóng bỉm, nhưng tới ngày lễ lại tự đứng dậy xin bác sĩ đi về

Chị Th. nằm bất động một chỗ không ăn, không nói chuyện với bất kỳ ai.

Sau đó, gia đình đã đưa bệnh nhân Th. tới Viện sức khỏe Tâm thần Bạch Mai điều trị. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. Sau khi điều trị 2 tháng, bệnh nhân được xuất viện, về nhà sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, sau đó căn bệnh trầm cảm của chị Th. tiến triển, nặng hơn rất nhiều.

Bác B.D.H (bố đẻ bệnh nhân Th.) cho hay: “Sang năm thứ 2, con gái tôi nằm bất động như người liệt, ăn uống bằng đường xông, vệ sinh cá nhân phải có người phục vụ. Cháu thường phát bệnh vào những tháng đầu năm, những tháng cuối năm sẽ tự khỏi ngồi dậy và đòi về nhà. Tôi nhớ có lần cháu dậy được đã bảo bố viết đơn xin bác sĩ cho về điều trị tại nhà”.

Được biết, bệnh nhân Th. ở nhà làm nội trợ sinh và chăm con sau khi lấy chồng. Chồng là người dân tỉnh lẻ nhưng đã mua đất và nhà tại Hà Nội. Bác H. chia sẻ thêm không biết vì sao chị Th. lại bị mắc bệnh trầm cảm, vì gia đình trong không gây áp lực do không sống chung. Chồng chị Th. là người đi làm có thu nhập tốt rất yêu thương, chăm sóc và chiều vợ.

“Tôi thấy con tôi gần như không có gì cần phải suy nghĩ, vậy mà con bé lại phát bệnh. Suốt 5 năm, cháu đều ăn xông, không nói một câu nên không biết lý do khởi phát bệnh”, bác H. nói.

Hướng điều trị?

TS.BS Tô Thanh Phương, Trưởng khoa Nữ, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho hay, bệnh nhân Th.  được chẩn đoán trầm cảm sau sinh và đã điều trị được 5 năm. Trường hợp trầm cảm của bệnh nhân Th. khá phức tạp thể chống đối, hoàn toàn không ăn, không nói chuyện, đã điều trị qua nhiều nơi.

“Bệnh nhân đã tới điều trị tại khoa được vài ngày, hướng ban đầu là điều trị tấn công bằng thuốc cho bệnh nhân. Chúng tôi cũng theo dõi bệnh nhân có vấn đề rối loạn nhân cách hay không. Nếu bệnh nhân có rối loạn nhân cách thì người nhà phải về. Bệnh nhân trầm cảm nếu có vấn đề nhân cách, việc điều trị sẽ rất khó khăn”, bác sĩ Phương nói.

Trầm cảm sau sinh ở người phụ nữ chiếm khoảng 0,15%, với các triệu chứng như: căng thăng, mất ngủ, bi quan… Triệu chứng này sẽ nặng dần nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Với những phụ nữ từng bị trầm cảm thì sau sinh cần chuẩn bị tâm lý tốt, ngoài ra chú ý không tạo áp lực và gia đình phải thoải mái.

“Một bệnh nhân bị trầm cảm đơn thuần chỉ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ khỏi bệnh. Nhưng nếu kèm theo các rối loạn khác thì điều trị sẽ khó khăn và cần sự hợp tác của người nhà bệnh nhân”, bác sĩ Phương cho hay.

Ngọc Minh

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bí quyết giảm cân hiệu quả nhất cho 12 chòm sao