Bà nội không cho bật đèn, cháu nhỏ 1 tháng tuổi phải nhập viện vì lý do này

Quỳnh Trang 2022-03-28 09:29
- Bà nội sợ rằng cháu sẽ bị chói mắt nên không cho phép mẹ bé bật đèn. Tuy nhiên, việc làm này lại vô tình gây hại cho cháu bé.

Tiểu Linh lấy chồng ở Quảng Đông, Trung Quốc. Sau khi kết hôn, cô mau chóng mang bầu trong sự hân hoan của gia đình. Tuy nhiên, sau khi sinh con, mẹ chồng của Tiểu Linh lại không cho phép cô bật đèn, mở rèm.

Bà cho rằng việc bật đèn, mở rèm cho ánh sáng vào nhà có thể khiến cháu bé bị chói mắt. Vì vậy, sau khi bé đầy tháng, Tiểu Linh và con mới được ra ngoài. Vào thời điểm này, cô phát hiện ra nước da của em bé rất vàng. Tiểu Linh đã nhanh chóng bế bé đi bệnh viện. Bác sĩ cho biết cậu bé đã mắc bệnh vàng da sau sinh và cần nhập viện để điều trị.

Bà nội không cho bật đèn, cháu nhỏ 1 tháng tuổi phải nhập viện vì lý do này

Đến lúc đó, Tiểu Linh mới nhớ tới lời dặn của bác sĩ khi xuất viện sau khi sinh là phải quan sát nước da của con. Nếu thấy nước da của cậu bé vàng hơn mức bình thường thì phải đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, do mẹ chồng không cho bật đèn nên cả gia đình đều không biết làn da đứa bé bị vàng. Mẹ chồng Tiểu Linh sợ ánh sáng quá mạnh sẽ không tốt cho mắt của đứa trẻ nên không cho phép bật đèn hay mở rèm cửa.

Ánh sáng quá mạnh sẽ làm chói mắt bé là một quan niệm sau lầm. Ánh sáng và âm thanh bình thường giúp bé quen thuộc hơn với thế giới. Ánh sáng và âm thanh cũng là yếu tố giúp bé trải nghiệm được sự khác biệt giữa ban ngày và ban đêm.

Ánh sáng và âm thanh bình thường kích thích sự phát triển của thị giác và thính giác của bé, ngoại trừ tiếng ồn lớn và ánh sáng chói.

Bà nội không cho bật đèn, cháu nhỏ 1 tháng tuổi phải nhập viện vì lý do này

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng da, niêm mạc bị đổi màu vàng do sự tích tụ của bilirubin trong cơ thể. Vàng da sơ sinh được chia thành vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý, khoảng một nửa số trẻ sinh đủ tháng cũng bị vàng da do bú sữa mẹ. 

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau 2-3 ngày sau khi sinh, đạt đỉnh điểm trong 4-5 ngày và biến mất sau khoảng 2 tuần. Hầu hết trẻ mắc là vàng da sinh lý. Một số ít tình trạng vàng da còn lại trở thành vàng da bệnh lý.

Nếu được phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị can thiệp hiệu quả thì bệnh vàng da sẽ dần biến mất.Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bé. Một số hậu quả của bệnh vàng da sinh lý mà bố mẹ cần chú ý:

1. Bệnh não tăng bilirubin cấp tính

2. Kernicterus

3. Tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn

4. Thương tật vĩnh viễn

Trong các trường hợp trẻ sơ sinh bị bại não, 1/4 là do tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Đừng chần chừ, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. 

Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Quang trị liệu là chiếu xạ với ánh sáng xanh hoặc trắng, làm thay đổi bilirubin liên kết và đào thải nó ra khỏi mật hoặc thận.

Điều trị bằng thuốc thường được sử dụng trong các chế phẩm y học cổ truyền. Ngoài ra còn có một loại lợi khuẩn probiotic có thể làm giảm sự lưu thông qua gan của bilirubin bằng cách tham gia vào quá trình chuyển hóa mật, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và bài tiết bilirubin. Trên cơ sở điều trị toàn diện, liệu pháp bổ trợ có thể làm giảm nồng độ bilirubin và rút ngắn thời gian vàng da. .

Vàng da do sữa mẹ chủ yếu xảy ra ở trẻ đủ tháng bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ chủ yếu. Mẹ có thể tạm ngừng cho trẻ bú 4-5 ngày, có thể quan sát màu da của trẻ, nếu vàng da giảm thì có thể cho trẻ bú lại. 

Quỳnh Trang/Theo Sohu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 bí quyết làm đẹp giúp bạn ngay lập tức trẻ hơn 10 tuổi