Hãi hùng 2 nhân viên cây xăng ngồi sát cột bơm xăng vẫn bấm lia lịa điện thoại

2017-08-30 14:00
- “Úi giời! Nhân viên bán xăng mà không được học quy định an toàn cháy nổ sao mà hai ông hai cái điện thoại ngồi gần sát hai cột bơm xăng bấm lia lịa thế kia. Có ngày biến thành hai cây đuốc sống”, H.L cũng kinh hãi nói.

Mới đây, trên hội nhóm ô tô xe máy, một facebook tên T.N.Q có đăng tải bức ảnh ở một cây xăng. Chuyện không có gì đáng nói nếu như nhân viên cây xăng trên không đang mải miết sử dụng điện thoại khi đang ngồi đợi khách.

Trong khi đó, ai cũng biết, tại các cây xăng, các Công ty xăng dầu đều khuyến cáo không nên dùng điện thoại di động ở trạm xăng hay khi tiếp nhiên liệu cho các loại xe cộ tàu bè. Nhất là phải tắt điện thoại di động khi đi gần vật liệu dễ cháy nổ như các loại hóa chất, khí gas, dung môi...

Hãi hùng 2 nhân viên cây xăng ngồi sát cột bơm xăng vẫn bấm lia lịa điện thoại

Ngay sau khi chia sẻ bức ảnh về 2 nhân viên cây xăng đang dùng điện thoại kể trên đã thu hút sự chú ý dân mạng. Ai cũng ngạc nhiên khi các cây xăng đều cấm nhân viên và khách hàng vào đổ xăng dùng điện thoại mà sao 2 nhân viên này vẫn “ngó lơ” dùng.

“Ơ sao cấm dùng điện thoại khi đổ xăng cơ mà”, “Không biết sóng điện thoại có gây nổ không nhưng vẫn thấy nhiều chỗ có biển cấm”, “Mọi cây xăng đều có biển cấm dùng điện thoại”… là những comment bình luận hết sức ngạc nhiên của dân mạng.

“Cấm là phải tắt nguồn. Chứ cấm kiểu điện thoại vẫn bật, để trong túi quần thì đừng cấm thì hơn ạ”, N.Đ nhận định về tình trạng cấm điện thoại nửa vời ở các cây xăng hiện nay.

Nhiều người còn cho rằng: “Cây xăng tư nhân, nhân viên dùng điện thoại bình thường. Chỉ cây xăng nhà nước mới cấm thôi”.

Hãi hùng 2 nhân viên cây xăng ngồi sát cột bơm xăng vẫn bấm lia lịa điện thoại

“Khi bơm xăng hoặc ở bể xăng mới nguy hiểm chứ đây không bơm van nó khóa hết rồi thì không ảnh hưởng gì cả”, Đ.T cũng nói.

Một số facebook thì hoảng hồn khi nhớ lại những lần vào đổ xăng thấy nhân viên cây xăng không tuân thủ quy định.

“Trước có bà vừa nghe máy vừa đổ xăng cho mình nữa cơ”, T.T chia sẻ.

“Ở chỗ mình, cây tư nhân còn được nấu ăn cơ mà, còn cây nhà nước họ cấm nấu ăn”, H.M nói.

T.A cũng kể: “Lâu rồi, định bụng chạy vào đổ xăng, lúc đấy khá đông nên phải chờ. Nhìn quanh thấy ông nhân viên ngồi sau trụ hút thuốc lá. Thế là lẳng lặng lùi xe chuồn êm. Về nghĩ vẫn hãi”.

Nhiều dân mạng khác thì nhận định, đã có nhiều thử nghiệm, dùng cả điện thoại có sóng khỏe để thử nghiệm cũng chả bốc lửa nổi. Chỉ khi có tin nhắn hoặc cuộc gọi tới, lúc đó mới nguy hiểm. Ngoài ra, do tĩnh điện từ các loại quần áo, cộng với xăng dầu mới gây nên các vụ nổ ở trạm xăng.

Nhưng nhiều facebook khác thì gay gắt lên tiếng, không thể để nhân viên dùng điện thoại cạnh cây xăng được. Bởi vì đã có nghị định cấm sử dụng điện thoại cạnh cây xăng rồi. Nếu nhân viên làm trái quy định thì sẽ là người bị phạt trước.

cây xăng

“Các cây xăng cấm dùng điện thoại vì sợ pin nó chập hoặc nổ chứ không phải cấm vì lo sóng sánh. Tất nhiên, dùng điện thoại không phải lúc nào cũng nổ. Nhưng 1000 người vào không may có một cái chập nổ là khiếp rồi”, V.K nói.

“Úi giời! Nhân viên bán xăng mà không được học quy định an toàn cháy nổ sao mà hai ông hai cái điện thoại ngồi gần sát hai cột bơm xăng bấm lia lịa thế kia. Có ngày biến thành hai cây đuốc sống”, H.L cũng kinh hãi nói.

Hiện chưa rõ sự việc trên xảy ra ở cây xăng nào nhưng cư dân mạng vẫn đang comment rôm rả trên mạng xã hội.

Sóng điện thoại kết hợp hơi xăng gây nổ

Vì sao ĐTDĐ lại phát cháy khi đổ xăng như vậy? Theo Công ty Dầu khí Shell, ĐTDĐ khi bấm khởi động hay khi reo chuông có thể truyền năng lượng đủ để tạo tia lửa gây cháy. Do vậy, ĐTDĐ có thể làm cháy nhiên liệu hay hơi của các chất dễ cháy.

Tiến sĩ Lê Tiến Thường, bộ môn Viễn thông ĐH Bách khoa TPHCM, giải thích sóng điện từ phát ra từ ĐTDĐ rất thấp, chỉ ở mức vài milliwatts (mW). Tuy nhiên, khi ĐTDĐ hoạt động (nhận cuộc gọi hoặc gọi đi) thì sóng điện từ phát ra mạnh gấp hàng chục lần trạng thái bình thường và tạo ra trường điện từ bức xạ. Đặc biệt, ĐTDĐ phát sóng điện từ càng mạnh khi ở xa trạm gốc liên lạc (đặt rải rác trong TP).

Nếu ở môi trường không khí bình thường thì không có sự nguy hiểm nhưng ở các trạm xăng sẽ có nguy cơ cháy nổ cao. Tại đây, trong quá trình bơm xăng, một phần xăng sẽ bốc hơi và khuếch tán trong không khí hình thành những “đám mây” hơi xăng chứa các ion điện tạo ra môi trường điện từ rất nguy hiểm mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Chính vì vậy, theo tiến sĩ Thường, khi người sử dụng ấn nút ĐTDĐ để nghe cuộc gọi hoặc gọi đi trong môi trường ở trạm xăng là vô tình tạo nên sự cộng hưởng từ ngẫu nhiên giữa sóng điện từ của máy và môi trường điện từ của trạm xăng.

Sự cộng hưởng từ này xảy ra đột ngột nên tạo tia lửa điện trong tích tắc (giống như hiện tượng sấm chớp trong thiên nhiên). Tia lửa điện này ngay lập tức tác động ngược trở lại ăng-ten của ĐTDĐ làm cháy, nổ ĐTDĐ. Tiến sĩ Thường cũng cho biết, ĐTDĐ càng có sóng mạnh thì nguy cơ cháy nổ càng cao.

Thanh Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lựa đồ 'chuẩn chỉnh' theo dáng người, giúp nàng nấm lùn, mi nhon cũng mặc đẹp chẳng kém sao hạng A