5 thứ gia đình Việt nào cũng phải có trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Tin liên quan
Tết Đoan Ngọ năm nay rơi đúng vào ngày thứ 3. Thế nhưng vào ngày này, nhiều gia đình Việt đã tổ chức giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả.
Theo truyền thống, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ khá đơn giản nhưng thường phải có 5 thứ sau.
Hương hoa, vàng mã
Để mời ông bà, tổ tiên quá cố hay thần linh trong nhà về thụ hưởng lễ vật, mâm cúng lễ Tết nào cũng phải có hương hoa tươi và vàng mã.
Sau khi dâng cúng xong, các gia đình sẽ làm hoá tiền vàng để kết thúc một ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, khi gia chủ lòng thành chuẩn bị hương hoa, vàng mã thì tấm lòng gia chủ mới được người âm chứng giám, phù hộ cho gia đình được mạnh khỏe, phát đạt.
Quả mận và quả vải
Trong mâm cúng lễ Tết Đoan Ngọ, bà nội trợ có thể sử dụng nhiều loại hoa quả khác nhau. Đặc biệt là những hoa quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, chuối. Nhưng dù có chuẩn bị nhiều loại quả đến đâu thì mận và vải là 2 thứ quả mà bà nội trợ không thể không có.
Bởi vì loại quả này thời điểm những ngày đầu tháng 5 âm lịch là những loại quả đầu mùa ngon nhất, ngọt nhất. Vì thế, bạn nên mua để thành tâm dâng cúng tổ tiên, thần linh trong nhà.
Rượu nếp
Là Tết cơm mới của người nông dân nên trong mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọn không thể thiếu cơm rượu nếp, hay rượu nếp cẩm. Đây là loại cơm rượu được làm từ gạo nếp, nếp cẩm nấu chín thành cơm, lót lá chuối, rải để nguội.
Sau đó, người dân dùng men làm rượu giã nhỏ, cho cả hai thứ vào âu (bình thủy tinh, sứ…) theo nguyên tắc một lớp men, một lớp cơm xen lẫn, mỗi lớp cỡ 3-4 cm. Trong quá trình ủ 3-4 ngày, hỗn hợp này sẽ ra nước, tức là đến lúc chín, có thể ăn.
Loại rượu nếp hay cơm rượu này được lên men hoàn toàn từ gạo nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Chúng có tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.
Gà cúng
Tết Đoan Ngọ cũng không thể thiếu được một con gà trống choai miệng ngậm một bông hồng đỏ.
Theo những nhà văn hoá tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống Việt cho biết, vì sao trong mọi rằm lớn đều cúng gà trống là bởi vì quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu tượng của mặt trời (do gà gáy báo hiệu mặt trời lên, thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Gà báo hiệu của một ngày mới, sự mới mẻ bắt đầu.
Để chọn gà cúng, bạn phải lựa chọn những chú gà trống choai mới le te gáy, không khuyết tật, mào đỏ, mỏ vàng, chân vàng... Quan trọng nhất là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết).
Cúng gà trống cũng thể hiện ước vọng của người Việt, mong cho một mùa màng bội thu hơn năm cũ.
Xôi chè, bánh ú tro (bánh tro hay bánh gio)
Xôi chè, bánh tro cũng là thực phẩm không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ. Người dân Việt cúng xôi và chè, bánh tro trong tất cả các buổi lễ cúng, bất kể cúng rằm, cúng tết, cúng đầy tháng, cúng thôi nôi vì nó tượng trưng cho sự phồn thịnh, no ấm.
Nhiều người còn cho rằng, xôi chè chính là dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước, là truyền thống của dân Việt.
Minh Hằng
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất