12 thủ tục tang lễ cho người mất, gia đình Việt nào cũng cần chuẩn bị để tránh sơ suất, lúng túng

2017-07-26 18:59
- Con người sinh ra không tránh khỏi những lúc sinh lão bệnh tử. Bởi thế, ai rồi cũng có ngày phải rời bỏ thế giới này. Để những lúc như vậy không bối rối và lúng túng, các gia đình Việt nên biết và chuẩn bị trước những tủ tục tang lễ sau!

Chuẩn bị trước khi nhập quan

Trước khi nhập quan cho người mất, theo quan niệm truyền thống, mỗi gia đình phải chuẩn bị chu đáo những điều sau cho người mất. 

- Nước thơm gồm gừng tươi, bưởi, bồ kết, ngải cứu, hương nhu, thì là, tía tô, bồ kết.
- 1 bộ quần áo mới của người chết gồm áo may ô, áo sơ mi, quần lót, quần âu, áo vest, giầy, thắt lưng, cà vạt, 02 đôi bít tất mới. Chú ý với người chết là nam, nữ thì khác chút mà cũng tương tự.
- 1 bộ đầy đủ vật dụng của người chết nữa (bàn chải đánh răng, gương, lược, phấn son (nếu có), nước hoa, kính lão, quần áo, giầy guốc, máy cạo râu)
- 1 bộ trang điểm: phấn, son.
- Vải đám tang để phủ lên người chết, làm khăn tang; vải vàng làm khăn tang và vải xô trắng
- Những vật dụng để vào quan tài người mất: Đá khô, miếng vàng, miếng bạc (có nơi có cả miếng ngọc), bộ chắn, bông (nút hậu môn, tai, mũi), tiền lẻ (loại 1000, 2000 để vài tờ vào linh cữu)
- Liên hệ với nhà chùa xem giờ nhập quan, nơi chôn cất
- Liên hệ đội kèn trống

12 thủ tục tang lễ cho người mất, gia đình Việt nào cũng cần chuẩn bị để tránh sơ suất, lúng túng

Chuẩn bị bàn thờ

Dù tổ chức đám tang ở nhà tang lễ nhưng các gia đình không dùng bàn thờ nhà tang lễ mà vẫn cần tự chuẩn bị bàn thờ riêng gồm: 02 cây chuối nhỏ, 02 lọ hoa (nghiêm cấm dùng hoa huệ ), 02 bát hương (bát hương xin ở chùa, nhờ nhà chùa bốc cho rồi đem về, 1 bát để trên linh cữu, 1 bát để ở bàn thờ), 01 di ảnh, 01 mâm ngũ quả gồm (05 loại, tùy vào từng hoàn cảnh gia đình mà bày biện), 01 thùng các tông (để đựng hương đến viếng), 01 chậu nước (để nhúng hương), 01 thùng các tông nhỏ (đựng phong bì viếng) 01 mâm để khăn tang, áo xô, nến cốc to 1 thùng, nến cốc nhỏ 1 thùng; 07-09 khúc chuối (để cắm hương trên linh cữu).

Ngoài gia chủ, cần có thêm 01 người đứng châm hương đưa cho khách, 01 người đỡ lễ khách dâng.

Chuẩn bị sẵn đội xé khăn tang, áo xô

- Dao 3 con, kéo 3chiếc
- Sau khi được xé ra, 1 người trong BTC tang lễ ra, xếp theo từng gia đình trong họ, ghi tên ở ngoài, số còn lại để đó dùng dần.

Đội rót trà, nước, thuốc, trầu cau mời khách

Đám tang sẽ có rất nhiều người ra vào hỏi thăm và phúng viếng, vì thế các gia đình phải phân công và chuẩn bị 2-3 người rót rà, pha nước mời khách. Riêng về trầu cau nên nhờ 2 cụ bà đảm nhiệm việc têm trầu.

12 thủ tục tang lễ cho người mất, gia đình Việt nào cũng cần chuẩn bị để tránh sơ suất, lúng túng

Chuẩn bị bàn tang lễ

- Sổ tang lễ 01 quyển (ghi danh sách những cá nhân, tổ chức đến viếng).
- Đĩa dâng lễ = 20-30 chiếc, phong bì trắng 01 tập, bút 03 chiếc
- Băng đen nhựa = số lượng người thân trong gia đình, băng đen nilon 1 tập cho khách.
- Cáo phó 3-5 tờ dán, 01 míc, 01 đài phát
- Gia đình cũng phân công 02 người đỡ hoa, tiếp khách; 02 người trực ở bàn tang lễ để ghi sổ + đọc báo khách vào viếng yêu cầu giọng nói truyền cảm trầm ấm.

Chuẩn bị bàn ghi sổ tang

Mỗi gia đình cần chuẩn bị sẵn 01 sổ tang để ghi lại tình cảm của quan khách đối với người chết. Kèm với đó là 02 chiếc bút và 02 ghế để tiện lợi cho khách ngồi ghi.

Chuẩn bị đội hậu cần nấu nướng

Đây là công việc cực kỳ quan trọng, nếu thuê được thì tốt nhất nên thuê còn không phải cắt cử người lo công tác này chu đáo. Tốt nhất nên chuẩn bị cỗ chay.

Chuẩn bị thuê phông bạt, bàn, ghế

Dù lúc tang gia bối rối nhưng các gia đình vẫn cắt cử người liên hệ thuê, phông, bạt, bàn ghế, thu dọn nhà cửa.

Quy trình nhập quan cho người mất

- Mời sư thầy đến cả nhà làm theo hướng dẫn của sư thầy
- Di chuyển người chết nhập quan và để toàn toàn bộ vật dụng đầy đủ người chết, bộ chắn, tiền lẻ, đá khô.

Công tác phát tang

Ở giai đoạn này, đại diện BTC sẽ đứng lên đọc tên từng gia đình. Con cháu 1 gia đình đứng xếp hàng ngay ngắn trước bàn thờ, người có vị trí quan trọng trong gia đình đứng trước thứ tự xếp từ lớn đến bé.

Xếp thành 3-4 hàng. Người đại diện gđ bước lên nhận khăn và trao lại cho con cháu, truyền tay nhau, trật tự, có quy củ, không chen lấn.

Sau lễ phát tang, gia đình cử 02 người đứng ở 2 bên, 1 người chịu trách nhiệm đỡ lễ đặt lên bàn thờ, 1 người chịu trách nhiệm châm hương đưa cho khách.

Chuẩn bị đưa tang khi đến giờ an táng

- Chuẩn bị đến giờ an táng, thầy chùa sẽ đến làm lễ, toàn bộ gia quyến người chết tập trung bên linh cữu, quỳ lạy theo hướng dẫn của thầy và người trong BTC lễ tang.
- Bố trí người trông bàn thờ và phong bì: Thời điểm này rất lộn xộn nên cần bố trí từ trước người đứng trông chừng bàn thờ và thùng phong bì. Tránh việc kẻ gian lợi dụng thời điểm để làm liều, đồng thời thay gia chủ đáp lễ khi có khách viếng, báo cho gia chủ biết khách viếng.
- Đọc điếu văn: Điếu văn 1 người đọc, lời cảm ơn của gia quyến đối với toàn bộ quan khách tham gia lễ đưa tiễn
- Di chuyển quan tài: Để di chuyển quan tài, gia đình cần bố trí 01 người khiêng linh cữu, người lo việc nước thuốc, mời trầu tại nơi an táng.

12 thủ tục tang lễ cho người mất, gia đình Việt nào cũng cần chuẩn bị để tránh sơ suất, lúng túng

Chuẩn bị công tác cúng ở nhà sau an táng

- Sau an táng cho người mất, các gia đình thường trở về nhà tập trung trước bàn thờ, làm theo hướng dẫn thầy chùa.
- Mời họ hàng, bà con dùng cơm cảm ơn.
- Dọn dẹp lại nhà cửa.
- Tổ chức lễ cúng ngày, cúng tuần 35, 49 ngày đơn giản và thành tâm.

* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Vân Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Sao nữ Cbiz vượt ồn ào để tỏa sáng: Angela Baby, Triệu Lộ Tư, Dương Mịch đều góp mặt