5 món cháo giải cảm cho những ngày ẩm ương
Tin liên quan
Cháo là thực phẩm dễ tiêu hóa và an toàn cho dạ dày, đặc biệt khi bạn gặp vấn đề sức khỏe. Vậy nên những lúc cảm thấy mỏi mệt hay đang lâm vào cơn cảm cúm, đừng quên thưởng thức những tô cháo nóng để bồi bổ nhé!
Cháo hành
Hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa nên thường dùng để chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh.
Nguyên liệu
100gr gạo tẻ (gạo nếp nếu thích)
Hành lá
gia vị
Cách làm
Nấu cháo như bình thường rồi cho hành lá xắt nhuyễn vào (cả gốc lẫn lá) vào đến khi hành tái thì tắt bếp. Nên ăn khi cháo còn nóng để vã mồ hôi tăng hiệu quả giải cảm.
Cháo thịt bằm gừng tươi
Gừng là lựa chọn hàng đầu giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết và tránh cảm lạnh. Do đó, cháo thịt băm gừng là sự kết hợp hoàn hảo trong việc làm ấm cơ thể, giải cảm.
Nguyên liệu
200gr gạo
100gr thịt heo
1 nhánh gừng nhỏ
Hành lá, hành tím, muối, tiêu
Cách làm
Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, ướp với ít hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu. Gừng rửa sạch, thái lát mỏng. Gạo vo kỹ, ninh nhừ, sau đó cho thịt băm vào, khuấy đều cho thịt rã ra và chín đều. Cho rừng thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị, tắt bếp. Lưu ý: Tuyệt đối không dùng gừng cho các trường hợp sốt cao, có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết.
Cháo trứng tía tô
Lá tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp và tức ngực. Hành lá và gừng khi được kết hợp có tác dụng giải cảm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên liệu
1/3 chén gạo
1 quả trứng gà
1 nhánh gừng tươi
2-3 củ hành tím
Lá tía tô
Hành lá, muối, tiêu
Cách làm
Lá tía tô và hành lá rửa sạch, xắt nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, đập giập, thái nhỏ. Hành tím đập dập. Cho gạo và gừng vào nồi nấu thành cháo. Chờ cháo chín, cho lòng đỏ trứng gà vào cháo, đánh lên cho tan hoặc không tùy theo ý thích. Cho tía tô, hành tím vào nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món cháo tía tô này nên dùng ngay khi nóng để cơ thể đổ mồ hôi, dùng khăn lau mồ hôi cho người ốm và nhớ tránh gió lạnh. Ăn 3 bữa mỗi ngày trong 1-2 ngày.
Cháo đậu xanh
Đậu xanh giàu protein và các acid amin tốt cho dạ dày, lá lách. Ăn cháo đậu xanh có thể làm kích hoạt các tế bào lympho sản xuất kháng thể chống lại tế bào gây hại cho cơ thể, giúp kháng viêm, tiêu độc, hạ sốt hiệu quả.
Nguyên liệu
100gr đậu xanh
100gr gạo
Muối, tiêu
Cách làm
Đậu xanh vo sạch, ngâm nước trong 1 giờ, vớt bỏ hạt hư, lép rồi cho vào nồi nấu cùng gạo vo sạch. Thêm 500ml nước rồi bắc lên bếp nấu. Khi nồi cháo đậu xanh sôi vặn lửa nhỏ, thỉnh thoảng khuấy để cháo khỏi cháy đáy nồi. Ăn 2 bữa mỗi ngày liên tục trong 3-4 ngày. Có thể thêm thịt bằm vào nấu cùng đậu xanh tùy thích.
Cháo gà
Cháo gà là món cháo giải cảm, hạ sốt quen thuộc trong dân gian. Món ngon này còn có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm, vị nóng ấm dễ ăn, giải cảm, hạ sốt, bồi bổ cơ thể.
Không chỉ là món cháo hạ sốt, giải cảm, cháo gà còn rất bổ dưỡng và thơm ngon.
Nguyên liệu
1 cái ức gà hoặc 1/2 con gà ta
1 chén gạo tẻ
Hành lá
50gr hạt sen tươi
Cách làm
Gà làm sạch, luộc chín, vớt ra và xé thịt, xương tiếp tục cho vào nồi ninh lấy nước. Gạo vo sạch để ráo. Cho gạo và hạt sen vào nước dùng gà nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cháo gần chín thì cho thịt gà và hành lá vào nấu thêm 10 phút. Múc cháo ra chén, thêm hành lá vào dùng nóng. Nên ăn thường xuyên trong 2-3 ngày để nhanh lại sức.
Bên cạnh việc uống thuốc và ăn cháo giải cảm, bạn cũng cần bổ sung thêm: Các thực phẩm tính kiềm như: táo, nho, cà chua, cà rốt, hải sản… Thực phẩm giàu vitamin A như: sữa, trứng gà, cà rốt, rau, dầu cá Thực phẩm giàu vitamin C, kẽm như: dâu tây, lê, cam quýt, ớt xanh, rau cần tây…
Chúc bạn mau chóng khỏe bệnh nhé! Không chỉ có công dụng giải cảm không thôi đâu, các món cháo này còn rất ngon cho thực đơn buổi sáng đấy!
Theo bếp gia đình
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất