Mẹ trẻ chia sẻ kinh nghiệm trị thủy đậu cho con cực nhanh ngay tại nhà, chẳng cần dùng đến thuốc tây
Tin liên quan
Cứ vào thời điểm thay đổi thời tiết, giao mùa là dịch thủy đậu tái phát. Với những trường hợp phát hiện sớm, chữa trị kịp thời thì chẳng sao nhưng không ít người chủ quan hoặc do cha mẹ không biết cách nên để trẻ phải chịu những hậu quả khôn lường.
Thủy đậu nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nên nhiều hậu quả khôn lường.
Riêng với gia đình chị Thủy ở Thanh Xuân - Hà Nội, vì gia đình có 2 đứa con nhỏ nên chị hết sức chú ý tới tình trạng cơ thể các cháu, chỉ cần bé có thay đổi nhỏ về thể trạng là chị nhanh chóng đưa đi khám.
Nói về bệnh thủy đậu, chị Thủy chia sẻ rằng, đứa đầu nhà chị khi được 12 tháng đã tiêm ngừa 1 mũi. Nhưng tới mũi 2, vì bầu bí đứa nữa, lại nhiều việc nên chị chẳng nhớ ra. Do vậy cháu đã không tiêm đủ mũi. Thế nên tới lúc đi học mẫu giáo cháu đã bị thủy đậu do lây từ bạn.
Hôm đó, khi đi học về, chị phát hiện con biếng ăn, mệt mỏi đến tối thì bắt đầu sốt. Đến sáng ngày thứ 2 thì bắt đầu phát ban nhẹ trên da, chị đã nhanh chóng đưa con vào bệnh viện.
Sau khi được bác sĩ chẩn đoán là cháu bị thủy đậu, ngay lập tức chị xin cho con nghỉ học ở nhà. Sau đó chị vệ sinh sạch sẽ móng tay móng chân, không để cháu gãi tránh nhiễm trùng da, quần áo thì mặc đồ rộng rãi và cách ly với cháu thứ 2 để tránh bị lây nhiễm.
Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng.
Học theo kinh nghiệm dân gian, chị còn mua lá về tắm cho con để cơ thể thoáng mát. Còn đối với những vẩy hoặc mụn to thì chị bôi chút thuốc sát trùng lên để con đỡ ngứa.
Về chế độ ăn uống, chị Thủy chú ý cho con dùng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu,... Bởi các bác sĩ cho biết, vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.
Vì thế, ngày nào chị cũng ép nước cam cho bé uống. Thức ăn chính của con thì toàn dạng lỏng hoặc mềm như cháo thịt bằm, cháo đậu.. để tiêu hóa tốt cũng như tránh tình trạng con mệt mỏi lười ăn.
Chỉ như vậy, sau 10 ngày bé đã hoàn toàn khỏe mạnh. Lúc này, các vết thương bắt đầu khô miệng và lên da non, chị Thủy dùng nghệ tươi bôi vào các vết thương để tránh để lại sẹo cho con về sau.
Không cần kháng sinh hay thuốc tây, chỉ bằng những cách đơn giản như vậy, con chị đã chẳng có vết sẹo nào sau khi bị thủy đậu.
Khi con bị thủy đậu nên cho trẻ ăn những món mềm và loãng, dễ tiêu hóa.
Với những chia sẻ thiết thực của chị Thủy, chắc chắn, các mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc con bị thủy đậu. Như vậy con mới chóng khỏe lại, không bị sụt cân cũng như chẳng cần dùng tới thuốc tây hại sức khỏe trẻ.
Thanh Lê
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất