4 sai lầm "nói mãi mẹ không nhớ" khi chữa thủy đậu cho con khiến bé nặng bệnh

2018-03-24 18:30
- Việc vệ sinh thân thể cho bé không đúng cách là nguyên nhân chính khiến tình trạng bị thủy đậu của bé nặng thêm.

Những ngày gần đây, dịch bệnh thủy đậu đang lan tràn, bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà tập trung là đối tượng trẻ nhỏ từ 2-7 tuổi. Bệnh do một loại virus có tên Varicella zoster gây ra và thường lây duy nhất qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc do virus từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt của người bệnh bắn sang người lành khi nói, ho, hắt hơi.  

Biến chứng của bệnh thủy đậu ở thể nhẹ là gây sẹo trên da, nặng hơn có thể gây viêm da, viêm tai..., thậm chí là viêm màng não, viêm não ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.  

Vì thế, trong quá trình điều trị thủy đậu cho con , cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh gây biến chứng. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải những sai lầm khi điều trị thủy đậu cho con:  

1. Kiêng gió kiêng nước tuyệt đối  

Việc kiêng gió kiêng nước cho trẻ khi mắc thủy đậu là điều cần thiết tuy nhiên nếu kiêng tuyệt đối cũng là điều kiện lý tưởng sinh bệnh.  

Trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, bình thường chúng chung sống hòa bình với con người nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ không chịu được sẽ gãi và làm trầy xước da.  

Khi đó nếu không được chăm sóc vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua nốt phỏng bị vỡ gây nhiễm khuẩn, thậm chí viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết. 

Vì vậy, trẻ bị bệnh thủy đậu cần tắm hoặc lau rửa người hàng ngày bằng nước sạch.  

2. Tắm nước lá  

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, trẻ bị thủy đậu có thể tắm bằng một số loại nước lá như cây chân vịt, hoàng liên, tình trạng bệnh sẽ đỡ. Tuy nhiên, trên thực tế, lạm dụng phương pháp dân gian này đã có trường hợp trẻ bị viêm da do tắm nước lá trị thủy đậu .  

Cụ thể, bé N.T.D (Phúc Thọ - Hà Nội) được mẹ cho tắm bằng lá thuốc nam để trị thủy đậu, tuy nhiên, các nốt phát ban bắt đầu phồng rộp lở loét, chảy nước, bốc mùi hôi tanh. Bác sĩ kết luận bằng nhiễm độc da-thủy đậu.   

Vì thế, theo các bác sĩ, cách chăm sóc da tốt nhất cho trẻ khi bị thủy đậu là: tắm rửa sạch sẽ cho bé, bôi sát trùng, không được cậy vỡ các nốt trên da vì dưới nền các mụn nước đó lớp da mới chưa đầy đủ chức năng ngăn chặn nhiễm khuẩn. Cha mẹ không nên đắp các loại lá thuốc nam chưa biết rõ tính chất.  

3. Cạy mụn vỡ nước  

Việc xuất hiện các mụn thủy đậu trên da khiến cho trẻ cảm giác khó chịu, quấy khóc sẽ muốn gãi và cạy những nốt mụn thủy đậu ra. Tuy nhiên, khi thấy mụn vỡ ra nhiều mẹ thường để nguyên là lý do khiến da bị viêm nhiễm, bệnh lâu lành. Các vế mụn này cần được bảo vệ để tự xẹp, nếu bị vỡ phải chấm ngay tinh dầu ngay chỗ bị vỡ, bị trầy xước để chống nhiễm trùng.  

4. Không quan tâm đến dinh dưỡng  

Trẻ bị thủy đậu cơ thể suy nhược, mệt mỏi, kém ăn cần phải được bồi bổ bằng một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu và ấm nóng.  

5. Không cách ly  

Như đã nhắc đến ở trên, thủy đậu là dịch bệnh rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc nếu không được cách ly.  

Chính vì thế, khi trẻ bị thủy đậu cần lập tức nghỉ học từ 7-10 ngày. Thậm chí cách ly cả đồ dùng sinh hoạt cá nhân, sát khuẩn, người tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu cần vệ sinh tay chân sạch sẽ. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý.      

Theo lời khuyên của TS.BS. Lê Thanh Quý cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống , điều cần lưu ý là khi thấy con bị thủy đậu là: các bậc cha mẹ chấm ngay xanh-metylen cho con vào các mụn nổi nốt. Việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết. Chỉ khi nốt phỏng vỡ, thì chấm trực tiếp thuốc xanh-methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng, khô nhanh.  

Quan niệm khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ là không đúng. Thay vào đó, cha mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh. Cũng không nên mua các loại lá về tắm cho trẻ do da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay, tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.  

Nếu đã được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu thì đại đa số (80-90%) có khả năng phòng bệnh. Vắc-xin thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virut thủy đậu. Tuy nhiên, khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường không bị biến chứng.Trẻ bị thủy đậu nếu có nốt phỏng dạng nước đục không trong, nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn. Trẻ mắc thủy đậu ho, sốt cao, nôn trớ, chậm chạp hơn... thì cần đến bệnh viện, tránh biến chứng nguy hiểm.   

Theo Chi Chi/Khampha.vn

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hoạt động cả ngày dài với kem chống nắng nâng tone tiện lợi - mỏng nhẹ - hiệu quả