Đây là lý do mẹ sẽ ân hận khi để trẻ sơ sinh mút tay

2016-11-09 10:36
- Trẻ sơ sinh mút tay là một dấu hiệu tốt của sự trưởng thành. Tuy nhiên, vì những lợi ích sức khỏe dưới đây của con, mẹ nên hạn chế ngay thói quen nay của con.

Mút tay là một hành động đơn giản của đại đa số trẻ sơ sinh, thậm chí cả trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ sẽ mút tay khi cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Đưa ngón tay vào miệng và mút có thể khiến một số trẻ ngủ ngon và say hơn cũng giống như việc nhiều bé phải ngậm ti của mẹ mới có thể ngủ được. Dần dần, mút tay trước khi ngủ sẽ trở thành thói quen khó bỏ của trẻ.  

 

Hầu hết trẻ sơ sinh đều rất thích mút tay. Ảnh minh họa  

Vì sao trẻ sơ sinh thường mút tay?  

Trẻ sơ sinh rất thích được bú và bú mớm chính là một nhu cầu bẩm sinh của một đứa trẻ. Tuy nhiên, khi nhu cầu này không được đáp ứng, trẻ bắt đầu loay hoay và tự tìm cách hài lòng bản thân. Và mút tay là một hành động có thể thay thế cho việc bú mẹ.  

Mút tay là một cử chỉ thể hiện trẻ mong muốn được yêu thương. Khi cha mẹ không có thời gian nói chuyện, ôm ấp hay bé đói, bị bệnh mà không nhận được sự can thiệp kịp thời của bố mẹ, mút tay sẽ trở thành một giải pháp bất đắc dĩ để bé được an lòng.  

Nói chính xác thì mút tay cũng là một cách để giúp bé giải tỏa áp lực. Đặc biệt là khi trẻ sống trong một môi trường không được bố mẹ quan tâm, hay cãi nhau. Bé sẽ dùng cách mút tay để tự giải tỏa áp lực cho chính bản thân mình.   

Bé thường mút tây khi cảm thấy lo âu và để nhanh buồn ngủ, ngủ say hơn. Ảnh minh họa  

Ngoài ra, mút ngón tay cũng chính là phương pháp giúp bé chống lại sự cô đơn. Ngày nay, hầu hết các gia đình thường chỉ sinh từ 1 đến 2 con. Chính vì thế, trẻ hay rơi vào tình trạng cô đơn. Nếu trẻ thường xuyên chỉ ở nhà chơi đồ chơi và xem tivi, không được chơi với bạn, bé sẽ cảm thấy cô đơn và ngột ngạt. Mút tay chính là cách xua tan nỗi cô đơn đó.  

Thái độ của cha mẹ có thể thúc đẩy hành vi mút tay của con. Cha mẹ quát mắng khi thấy con mút tay càng làm gia tăng tình trạng căng thẳng, lo lắng ở trẻ, từ đó trẻ sẽ mút tay nhiều hơn. Nếu không tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mút tay ở trẻ còn có thể hình thành thói quen bướng bỉnh của trẻ.  

Trẻ sơ sinh mút tay thường xuyên có hại như thế nào?  

Hại cho da tay: Trẻ mút tay nhiều làm ngón tay được ngâm trong nước bọt thường xuyên. Sau một thời gian dài có thể khiến ngón tay dễ bị lột da, sưng lên, lây nhiễm và thậm chí ngón tay có thể bị biến dạng.  

Hại cho răng: Trẻ mút tay nhiều nhất ở giai đoạn mọc răng (4-7 tháng tuổi). Hành vi này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Sau một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự sắp xếp của răng và gây nên các tật về răng.  

Đối với sức khỏe : Trẻ nhỏ thường thích chạm vào tất cả các đồ vật mà chúng nhìn thấy. Và rất nhiều trong số đồ vật ấy là những thứ dơ bẩn và nhiễm khuẩn. Vi khuẩn cũng từ đó mà xâm nhập vào cơ thể của trẻ khi trẻ mút tay gây tiêu chảy và nhiễm trùng kí sinh.  

Ảnh hưởng đến tâm lý: Tật mút tay không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là thói quen xấu. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên mút tay thường được hình thành do tình trạng căng thẳng, lo âu ở trẻ. Về lâu dài tình trạng này thêm nặng và dễ hình thành cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí là tính cách bướng bỉnh khi trẻ lớn lên.  

Cách đối phó với trẻ mút tay  

Cho bé bú nhiều: Tình trang mút tay thường diễn ra đối với những bé không được bú mẹ thường xuyên. Chính vì thế, hãy cho trẻ được bú đầy đủ trong 6 tháng đầu tiên để giảm thiểu cảm giác thèm mút của trẻ.  

Dành thời gian trò chuyện với con : Mút tay một phần được hình thành do tình trạng lo âu, sợ cô đơn của trẻ. Vì thế, hãy thường xuyên trò chuyện với con để con không có cảm giác lo sợ, cô đơn nữa. Có thể massage nhẹ nhàng, kể chuyện hay hát để bé nhanh đi vào giấc ngủ, bằng không, bé lại thích mút tay.  

Chuẩn bị sẵn một thứ gì đó để trẻ mút thay tay : Một chiếc bánh hoặc ti giả là vật thay thế hoàn hảo để trẻ không mút tay.  

 trẻ sơ sinh mút tay

Thường xuyên trò chuyện để bé quên đi cảm giác thèm mút tay. Ảnh minh họa  

Tạo không khí thoải mái và ấm áp cho trẻ: Bầu không khí thoải mái, ấm áp, ổn định sẽ giúp bé bỏ được tật mút tay.  

Hoạt động : Khuyến khích bé tham gia các hoạt động cùng bố mẹ ngay khi ở trong nhà hoặc ngoài trời để bé không thể có thời gian đưa tay lên miệng.  

Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Nếu tất cả các giải pháp trên chưa thể giúp bạn ngăn chặn được tình trạng mút tay của con hoặc lên 4 tuổi rồi mà bé vẫn thích mút tay thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, thậm chí là nhà phân tích tâm lý học để có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.  

 (Theo Khám Phá)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 công thức đá viên đơn giản cho da căng bóng mướt mịn như em bé