Bí quyết mẹ eo thon, con khỏe của Hana Giang Anh

Thùy Trịnh 2016-09-25 07:06
- Luyện tập thể dục điều độ chính là chìa khóa giúp mẹ bầu mở cánh cửa “vượt cạn” tự nhiên thành công. Nhưng tập luyện thế nào cho đúng, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé?

Hana Giang Anh một cô gái 9x sở hữu hàng chục clip hướng dẫn tập luyện, giữ gìn sức khỏe trên Youtube, là một gương mặt khá quen thuộc với chị em phụ nữ.

Vốn xuất thân là một HLV thể dục thể thao, nên trong thời gia thai kỳ Hana vẫn luôn duy trì chế độ tập luyện hàng ngày. Trước nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc tập thể dục sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc mang thai, Hana cho biết cô đã nghiên cứu rất rõ và đã cắt giảm một số bộ môn vận động có tính chất nhảy lên nhảy xuống nhiều, còn lại cô vẫn duy trì chế độ tập bình thường.

“Việc tập luyện giúp khỏe cả mẹ cả bé, giúp cơ thể mình nhẹ nhàng, năng động. Tôi cảm thấy rât khỏe khoắn và vui vẻ khi mang bầu”, Hana tâm sự.

Bí quyết mẹ thon, con khỏe của cô nàng 9x

Sức khoẻ của phụ nữ mang thai giảm sút, mỏi mệt khi mang thai theo Hana hoàn toàn có thể cải thiện khi mẹ bầu lạc quan, và tập luyện đều đặn, Hana tâm sự: “Việc tập luyện giúp khỏe cả mẹ cả bé, giúp cơ thể mình nhẹ nhàng, năng động. Chồng và gia đình cũng khá lo lắng khi mình tiếp tục tập luyện trong quá trình mang thai nhưng khi được mình giải thích các minh chứng khoa học, dẫn chứng rất nhiều bạn ở nước ngoài đã thử và thành công nên mọi người rất ủng hộ.”

Bí quyết mẹ thon, con khỏe của cô nàng 9x

Từ xưa, mọi người cho rằng mẹ bầu là phải giữ gìn, không được nhảy nhót, không làm việc nặng, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. “Mình thấy mẹ bầu tập luyện vừa có cơ thể săn chắc, vừa dễ sinh hơn và đặc biệt là việc lấy lại vóc dáng sau sinh sẽ dễ dàng hơn. Các bài tập dành cho mẹ bầu giúp xương hông mở nên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc sinh đẻ. Hơn nữa, khi mẹ tập luyện thì em bé trong bụng cũng được vận động, em bé sẽ khỏe hơn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Trộm vía em bé của Hana phát triển rất khỏe mạnh và mình đi khám thì các bác sĩ rất khuyến khích việc tập luyện thể thao", Hana tâm sự.

Bí quyết mẹ thon, con khỏe của cô nàng 9x

Để có thể kiểm soát cân năng trong thời kỳ, ngoài việc vẫn duy trì tập luyện, HaNa còn có thực hiện chế  độ ăn Eat clean. “ Mình tập những môn nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ có thai như pilates, body balance. Đây là những môn rất phù hợp với mẹ bầu vì nó giúp giãn cơ, mở hông, hỗ trợ tốt cho quá trình sinh đẻ. Ngoài ra, một tuần mình có tập 2-3 buổi nhảy để cho cơ thể dẻo dai. Tất nhiên là mình chỉ tập các bài nhảy nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng đến em bé thôi.

Về chế độ ăn thì Hana vẫn tuân theo chế độ Eat clean, không ăn tinh bột xấu, chỉ ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Rất nhiều người cho rằng trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải ăn thật nhiều để em bé phát triển tốt. Nhưng thật ra các mẹ bầu không cần ăn quá nhiều, quan trọng là mình ăn những loại thực phẩm mà em bé dễ hấp thụ. Việc tập luyện trong quá trình mang thai cũng giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, vì thế em bé sẽ hấp thụ được chất dinh dưỡng dễ dàng hơn và có thể phát triển khỏe mạnh, cứng cáp hơn”.

 Chế độ ăn uống Eat Clean để mẹ thon – con khoẻ

“Eat clean” là cách chế biến đồ ăn, là ăn các loại thực phẩm "gần với hình thức nguyên thủy của chúng nhất", tránh xa các loại thực phẩm chế biến dạng đóng hộp. Phương pháp nấu ăn tốt nhất nên là luộc hoặc hấp thức ăn. Đối với các loại trái cây và rau, sử dụng trái cây và rau tươi, sạch là tốt nhất. Một số lưu ý khi ăn theo chế độ “Eat clean”:

- Luôn ăn đủ bữa, mỗi bữa đều đủ chất

- Nạp đầy đủ: protein(thịt, cá, trứng, sữa), vitamin và khoáng chất (rau củ quả), chất béo (dầu thực vật), và cả tinh bột. Về tinh bột, không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột nhưng chỉ nạp tinh bột tốt như bánh mì đen, gạo lứt, ngũ cốc, khoai lang.

- Nói không tuyệt đối với đồ ăn vặt, fast food, đồ uống có gas, snack, các đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn.

- Uống nhiều nước mỗi ngày (có thể uống nước Detox)

- Nếu có thể hãy tự nấu ăn tại nhà để biết rõ mình ăn gì, nạp bao nhiêu, những chất gì và không bao giờ bỏ bữa. Nếu bị nghén, buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu khi ăn cả 1 bữa lớn thì hãy thử ăn 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ rải rác trong suốt cả ngày

- Bổ sung thêm Vitamin, protein và khoáng chất nhất định như axit folic, sắt,... Nhưng ăn theo chế độ dinh dưỡng hơn không có nghĩa là ăn nhiều. Nếu bạn đang có một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh thì bạn không cần bổ sung thêm calo trong ba tháng đầu tiên của thai kì và bạn sẽ bắt đầu cần nạp thêm 300 calo một ngày trong ba tháng thứ hai, và 450 calo một ngày trong ba tháng cuối.

Bà bầu tập luyện trong thời kỳ mang thai không còn là một điều quá mới mẻ, tuy nhiên cũng có nhiều lời khuyên cho rằng 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên tập thể dục vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nói về vấn đề này Hana chia sẻ: “Ba tháng đầu là thời kỳ rất quan trọng của thai kì nên mình khuyên các mẹ bầu không nên tập luyện gì trong thời kỳ đó. Về cá nhân Hana thì đã quen với cường độ tập luyện nên Hana tập luyện ngay từ những tuần đầu tiên mang bầu. Gần sát ngày sinh thì cơ thể mình cũng khá nặng nề nên mình chỉ duy trì tập luyện bằng cách đi bộ nhẹ nhàng và giãn cơ để giữ được cơ thể dẻo dai. Hana cũng lựa theo sức khỏe của mình để tập luyện. Mỗi ngày cơ thể sẽ có sức khỏe khác nhau, vì vậy hôm nào Hana cảm thấy quá sức thì mình sẽ nghỉ ngơi. Còn với những mẹ bầu trước đó không tập luyện hoặc có tập luyện nhưng cơ địa yếu thì mình chỉ khuyên tập luyện từ tháng thứ 4 trở đi.”

Bí quyết mẹ thon, con khỏe của cô nàng 9x

 

 Chế độ tập luyện Hana Giang Anh chia sẻ

- Duy trì chế độ tập luyện của bạn trước khi mang thai, bỏ các môn khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi tập luyện (ví dụ: chóng mặt, buồn nôn, tức ngực, khó thở, tức bụng, đau lưng...)

- Cơ thể chúng ta thay đổi từng tuần trong cả quá trình thai kì, nên hãy cứ thử thay đổi các phương pháp tập luyện. Có thể ở tháng thứ 3 bạn sẽ không thể tập nhảy vì cảm thấy mệt, nhưng tháng thứ 4 bạn lại sung sức hơn bao giờ hết.

-Tránh các môn gây mất thăng bằng dễ ngã như: trượt tuyết, lướt sóng, cưỡi ngựa, múa cột... và tránh các môn liên quan đến bóng có thể gây đập vào bụng như: bóng đá, tennis, bóng rổ...

 -Tìm cách tập thể dục bằng mọi cách khi có cơ hội, bạn có thể đi thang bộ thay vì thang máy, ...

- Các phương pháp tập mà phù hợp với hầu hết phụ nữ mang thai: Đi bộ, Yoga, Bơi lội, Đạp xe trong nhà, Bài tập Pilates…

Được biết trong suốt thời gian thai kỳ Hana tăng 9kg và em bé sinh ra nặng 3kg. Sau sinh 10 ngày cô gái 9x này đã bắt đầu luyện tập trở lại. Và đặc biết trong thời gian thai kỳ, Hana Giang Anh cũng đã chia sẻ một chuỗi video hướng dẫn tập pilates dành cho mẹ bầu.

Bí quyết mẹ eo thon, con khỏe của Hana Giang Anh

Vóc dáng của Hana 10 ngày sau sinh. 

Vận động trong thời gian thai kỳ liệu có thật sự tốt cho sức khỏe của mẹ và bé?

Chia sẻ với Emdep.vn, BS Lê Thị Kim Dung- Phó giám đốc viện sức khỏe sinh sản cho biết:

Việc vận động trong thời gian thai kỳ hoàn toàn là thích hợp, tuy nhiên trước khi bắt đầu luyện tập bà bầu cần có sự tư vấn chuyên môn để lựa chọn được bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe theo từng giai đoạn mang thai.

Về quan niệm ba tháng đầu không nên vận động điều này là sai lầm. Việc vận động của mẹ cũng sẽ giúp bào thai chuyển động mềm mại và nhẹ nhàng hơn trong cổ tử cung, điều này tốt cả cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thùy Trịnh 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 thói quen xấu ngăn cản bạn tìm được người yêu