10 mẹo "sống sót" tháng đầu sau sinh

2016-09-30 19:25
- Chúc mừng bạn đã xuất sắc hoàn thành "nhiệm vụ" vượt cạn. Mặc dù vậy, mẹ cũng đừng ham vui quá mà lơ là tinh thần nhé! MarryBaby mách mẹ một số lời khuyên để luôn vui khỏe trong chặng đường sắp tới của mình.

1/ Đừng mong đợi sự hoàn hảo ở bản thân và em bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của nhữn người lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, mẹ không cần đòi hỏi quá nhiều ở bản thân. Vượt qua giai đoạn khó khăn này để thích nghi với hoàn cảnh mới là tất cả những gì bạn có thể làm. Mẹ nên nhớ rằng 90% những gì bạn đang làm đã đạt điểm A rồi.

10 mẹo sống sót tháng đầu sau sinh

Đầu tiên, mẹ nên học cách thích nghi với cục cưng

2/ Đơn giản hóa mọi việc

• Nếu đang cho con bú, bạn nên ngồi trên chiếc ghế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất bên cạnh một chiếc bàn để đặt chai nước, kính, đồng hồ, hoặc có thể là âm nhạc và bất kì những gì bạn cần khi bé bú.

• Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn khi bạn không cần phải thức giấc khi bé quấy khóc. Chỉ cần đặt nôi của bé sát giường và chỉ cần nhướn người sang là bạn có thể ôm lấy và cho bé nằm cạnh để bú.

• Gom sẵn những thức bạn cần khi pha sữa cho con, bạn có thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi khi phải mò tìm nắp bình sữa trong các ngăn kéo và tủ bếp giữa khuya. Trước khi ngủ, mẹ có thể thử cho sữa bột vừa đủ vào bình khô, sạch. Nếu sợ không pha kịp vào giữa đêm, mẹ chỉ cần hòa sữa vào nước rồi cho bé bú và rửa sạch bình bú vào sáng hôm sau.

• Bạn có thể sẽ cần vệ sinh vết mổ sau mỗi lần đi vệ sinh bằng vài dụng cụ cần thiết. Để đồ càng gần tầm tay thì bạn càng làm nhanh hơn để quay lại với bé. Các sản phẩm tốt cho bạn là thuốc Preparation H, gạc vệ sinh, Tylenol hoặc Motrin. Dạng chai xịt để nhẹ nhàng vệ sinh làm loãng nước tiểu của rất tốt cho vết mổ.

3/ Ngủ khi bé ngủ

Tránh việc thiếu ngủ để luôn tỉnh táo khi chăm sóc bé. Bạn cần hiểu rõ mình cần ngủ bao lâu mỗi ngày và tranh thủ chợp mắt khi con ngủ.

• Để bé nằm ngừa và đặt vào lại nôi khi bé đã ngủ và để gối, chăn hoặc đồ chơi ra xa, có thể để một tấm chăn mỏng dưới cánh tay bé ở khoảng nửa dưới của nôi.

• Gọi cho bác sĩ nếu như bé ngủ quá nhiều (hơn 16 tiếng mỗi ngày) vì rất có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng.

4/ Tập đưa mọi thứ vào quỹ đạo

Trong khi một số mẹ cảm thấy nên tập cho con theo một lịch sinh hoạt nhất định, số khác cảm thấy mọi chuyện tự nhiên vẫn là tốt nhất. Dù theo cách nào, bạn nên làm những gì tiện cho bạn mà không làm con khó chịu. Bạn sẽ cần trải nghiệm và mắc lỗi để cân bằng. Nếu bạn chưa đi làm lại, việc bé ngủ lúc nào cũng không quá quan trọng. Đôi khi bạn nên để con ngủ khi bé cần không đánh thức nếu con vẫn đang ngủ.

• Dọn dẹp và giữ nhà cửa sạch sẽ: Việc này giúp phòng bệnh cho bé và giữ cho bạn thấy yên lòng hơn khi chăm con.

• Giúp bé phân biệt được ngày và đêm bằng cách chơi cùng và để phòng sáng sủa vào ban ngày cũng như tránh bật nhạc to và để nhiều đèn vào buổi đêm. Thay quần áo theo thời gian cố định để giúp bé nhận biết lúc nào chơi hoặc ngủ. Mặc đồ ngủ sẽ làm bé cảm thấy thoải mái, ấm áp và ngủ lâu hơn.

5/ Lưu ý những rối loạn cảm xúc sau sinh… đặc biệt khi bạn đang điều trị, hồi sức sau phẫu thuật hoặc nhận hỗ trợ sau sinh. Hơn 50% phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc như thường khóc, mệt mỏi, buồn bã và thiếu minh mẫn vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau sinh. Có thể là do sự sụt giảm hóc môn đột ngột sau sinh. Đừng giấu đi những triệu chứng này và bất cứ cảm xúc buồn bã hay tội lỗi nào, mẹ nên tâm sự với ai đó gần gũi hoặc những người thân trong gia đình.

6/ Nhận sự giúp đỡ từ những người khác

Nếu đủ khả năng, mẹ nên thuê người giúp việc, dù chỉ là một hoặc hai lần mỗi tuần. Thuê người trông trẻ nếu bạn cần nghỉ ngơi, họ sẽ giúp mẹ “giảm tải”. Bạn cũng có thể chỉ cho anh xã cách chăm sóc con để bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi. Rất có thể chồng bạn thay tã cho con còn “điêu luyện” hơn bạn nữa đấy!

10 mẹo 'sống sót' tháng đầu sau sinh

Đừng ngại nhờ anh xã chăm con hoặc dọn dẹp nhà cửa nhé!

7/ Địu bé khi bạn đi lại trong nhà hoặc bên ngoài

Xe đẩy cũng tốt nhưng có thể bạn sẽ thấy giữ con trước ngực sẽ thuận tiện hơn ngay cả lúc bạn đang nấu ăn. Đi dạo sẽ giúp hai mẹ con thư thái hơn khi bạn địu con theo cùng. Gần gũi với mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và vui vẻ, và đương nhiên là việc sẽ có lợi cho bạn.

8/ Theo chế độ ăn uống mới

Sau 9 tháng ăn uống theo “tiêu chuẩn”, giờ là lúc bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn quay trở lại lượng calo thông thường. Sẽ mất một đến hai tuần để điều chỉnh lại thói quen này. Lên kế hoạch ăn ba bữa mỗi ngày và linh hoạt bổ sung bữa ăn nhẹ cho đến khi cơ thể lấy lại được thói quen ăn uống. Sau khi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cho phép, bạn nên bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu có thể, nên đến phòng tập thể hình. Bạn sẽ không chỉ được tiếp xúc với không gian mới mà còn cảm thấy có động lực để mặc vừa những bộ quần áo trước kia. Bạn cũng đừng quên uống đủ nước và uống vitamin tổng hợp có chất lượng.

9/ Cân bằng các mối quan hệ xã hội

Dù bằng cách nào, bạn cũng nên giữ liên lạc với những người gần gũi như cha mẹ, họ hàng hay bạn bè.

Có thể thử tìm những người mới làm mẹ như bạn và kết nối với họ. Nhiều nơi có những hội nhóm các bà mẹ như vậy thường xuyên gặp nhau, và bạn có thể thử tìm trên mạng. Hạn chế cho người khác tiếp xúc với con khi sức đề kháng của bé còn yếu, nhiều người có thể lây bệnh trước khi họ có biểu hiện của bệnh.

10/ Hãy hiểu bé và trông đợi ở bé những gì

Đừng lo nếu bé bị sụt cân vài ngày sau sinh, cân nặng sẽ quay trở lại như cũ sau bảy đến mười ngày. Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nhi để kiểm tra sức khỏe cho bé sau 3 hoặc 4 ngày sau sinh, nếu bé được xuất viện sau khi sinh 24 tiếng và hai tuần sau sinh.
Luôn nhớ thời điểm cho bé tiêm phòng. Tiêm chủng cảm cúm và các mũi tiêm khác rất quan trọng trong giai đoạn này và các tháng tiếp theo. Bạn có thể hoãn lại và từ chối tiêm cho con. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ nhiễm bệnh và chưa có hệ miễn dịch như của trẻ đến tuổi tập đi và lớn hơn. Chia mũi tiêm cho bé không phải là hiếm và không đáng phải quá lo ngại miễn là cân nặng của bé vẫn ở mức ổn định.

(Theo Marrybaby)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Ngụy trang nốt mụn kém duyên trong vòng 1 nốt nhạc chỉ với 6 bước thần thánh