Quyết định 'cân não' ghép gan thành công cho bệnh nhân tiên lượng tử vong trên 90%

2017-04-03 16:20
- Mới đây, bệnh viện Việt Đức đã tiến hành ghép gan từ bố cho cho con ruột. Đây là ca ghép gan trong tình trạng cấp cứu, thập tử nhất sinh.

Cách đây 2 năm, bệnh nhi Dương Thị Phương Mai (15 tuổi, tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa) có dấu hiệu mệt mỏi vàng da, men gan tăng. Bệnh nhi đã đi khám nhưng không rõ là bệnh gì.

Cách đây 1 tháng, bênh nhi xuất hiện xuất huyết tiêu hóa và rối loạn ý thức đã điều trị tại BV Bạch Mai, được chẩn đoán suy gan. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang bệnh viện Nhi Trung ương điều trị và được chẩn đoán mắc hội chứng Wilson. Tuy nhiên, tình trạng suy gan cấp cùng bệnh gan mãn tính, xơ gan khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê kèm rối loạn đông máu nặng.

Quyết định “cân não” quyết định cứu sống bệnh nhân tiên lượng tử vong trên 90%

Quyết định ghép gan  cho bệnh nhi thực sự là quyết định cân não, GS Trần Bình Giang nói.

Nhờ điều trị tích cực, trong 2 tuần, bệnh nhi đã có cải thiện trong tình trạng suy gan. Bệnh nhân Mai đã được lọc gan, thay huyết tương và chờ ghép gan cấp cứu. Về tiên lượng, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân sẽ tử vong nếu không được ghép gan.

Bệnh nhân Mai vào bệnh viện Việt Đức ngày 29/3 để nhận ghép gan từ bố đẻ Dương Văn Tiến (39 tuổi, Thanh Hóa). Bố bệnh nhi đã cắt khoảng 60% thể tích gan để ghép cho con. Ca ghép gan được thực hiện trong 9 giờ đồng hồ căng thẳng.

Trong quá trình ghép gan, bệnh nhân có rối loạn đông máu từ trước đó nên việc điều chỉnh đông máu rất quan trọng nhằm hạn chế chảy máu. 

Sau khi được ghép gan, hiện tại bệnh nhân đã tạm thời ổn định. Men gan đang giảm (AST:300, ALT:880), Bilirubin ổn định và có xu hướng giảm. Bệnh nhân mai đã tỉnh, chỉ số sinh tồn ổn định, đã trung tiện và ăn uống được, chức năng hồi phục bình thường.

ghép gan

 Dự kiến 7/4, người cho gan (bố bệnh nhi) có thể cho ra viện.

GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện cho hay: “Ghép gan là phẫu thuật thường quy, bệnh viện vẫn thường xuyên thực hiện. Ca ghép gan là trường hợp đặc biệt và hy hữu, bệnh lý của bệnh nhi rất nặng. Bé ghép gan trong tình trạng thập tử nhất sinh. Quyết định ghép gan thực sự là quyết định cân não. Tiện lượng bệnh nhân tử vong tới 90% ”.

Bệnh nhân ghép gan khi có bệnh lý hội chứng Wilson và phải ghép trong tình trạng cấp cứu, bệnh nhân đã có nhiều biến chứng, cho nên ca ghép gan kéo dài sẽ làm cho bệnh lý  thêm nặng.

GS. Nguyễn Đức Kính cho biết, ca ghép gan của bệnh nhi Mai là ca ghép gan ca khó nhất. Bệnh nhi đã bị suy gan cấp, rối loạn đông máu, động vào đây thì chảy máu tới đó, nhiễm trùng rất nặng.

Trước khi mổ, bệnh nhân bị phù phổi cấp suy thở, hôn mê, bản thân gia đình thay đổi quyết định liên tục vì cơ hội sống của bé Mai chỉ trên dưới 10%. Tỷ lệ sống sót của cháu rất thấp cho nên gia đình không thể mạo hiểm để một người trụ cột gia đình là bố cháu cũng mạo hiểm. 

"Kết quả thành công của cuộc phẫu thuật là sự kết tinh của đội ngũ làm việc chuyên nghiệp của cả ê kíp. Ca bệnh như thế này không phải gặp nhiều trên thế giới. Chúng ta đã cứu được 1 cháu bé 15 tuổi với nhiều tương lai phía trước", Gs. Trần Bình Giang nói.

Hội chứng Wilson hội chứng di truyền gan không thể thải đồng ảnh hưởng tới chức năng. Wilson là một bệnh hiếm, tần suất gặp 1/ 30000 đến 1/50000 trẻ sinh sống với tỷ lệ nam: nữ 1: 1. Với tỷ lệ này ước tính ở Việt Nam có khoảng hơn 2000 bệnh nhân mắc bệnh này.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thủ thuật tắt 'đã xem' trên Zalo một cách đơn giản nhất