Trẻ giai đoạn 7-8 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần lưu ý gì?

2016-12-13 06:01
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ rất thích thú vì lạ miệng, nhưng sang giai đoạn 7-8 tháng, đòi hỏi trẻ cần được thay đổi khẩu vị ăn thường xuyên, nếu không trẻ sẽ rất dễ chán và sinh thói lười ăn.

Sau thời gian tập ăn dặm ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bước sang giai đoạn ăn dặm thực sự khi 7-8 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, nếu trẻ biếng ăn sẽ có biểu hiện rõ rệt và mẹ cần lưu ý ngay tới phương pháp cho con ăn dặm của mình có thể chưa phù hợp.

Trẻ giai đoạn 7-8 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần lưu ý gì?

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ rất thích thú vì lạ miệng, nhưng sang giai đoạn 7-8 tháng, đòi hỏi trẻ cần được thay đổi khẩu vị ăn thường xuyên, nếu không trẻ sẽ rất dễ chán và sinh thói lười ăn. Ảnh: Huyền Linh

Trẻ lười ăn do sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ăn dặm?

Thông thường ở giai đoạn tập ăn dặm, trẻ sẽ rất háo hức với những món ăn mới vì lạ miệng, cũng ở giai đoạn này, mẹ thường cảm thấy vô cùng hào hứng khi được trổ tài chế biến món ăn cho bé, nhiều trẻ sẽ rất thích thú khi mẹ nấu gì bé cũng ăn. Tuy nhiên, có thể do phương pháp ăn dặm mẹ lựa chọn cho con chưa phù hợp với bé, khiến không ít trẻ lại sinh tật từ chối hoặc ngậm đồ ăn không chịu nuốt.

Chị Hoa (ở Hoàng Mai - Hà Nội) chia sẻ về những trăn trở của mình khi cho con ăn dặm, để đến thời điểm này con gái chị hơn 1 tuổi mà rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nặng.

"Khi sinh con, mình cũng mất khá nhiều công nghiên cứu các phương pháp ăn dặm cho con, và khi bé được hơn 5 tháng tuổi - thời điểm mình chuẩn bị phải đi làm trở lại nên bắt đầu cho con ăn dặm. Mình đã chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, có lẽ theo mình là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Thời gian đầu con có vẻ ăn ngoan và ăn hết khẩu phần ăn, tuy nhiên sau một thời gian mình đi làm, bé ở nhà cùng bà ngoại nên phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mình lựa chọn không được duy trì thường xuyên, bữa ăn thất thường. Mặt khác, có bữa ăn bà cho bé ăn quá nhiều vì thấy bé thích thú, nhưng khi bé không chịu ăn là bà cho cháu bỏ bữa luôn".

Cũng theo chị Hoa, cũng bởi bà chiều cháu, cho bé ăn vặt quá nhiều nên đến bữa ăn con không chịu tuân thủ. Bé ngậm lúng búng đồ ăn rồi nhè ra chứ không chịu nuốt. Hơn 1 tuổi rồi mà con cũng chỉ nặng 8kg nên tôi rất lo lắng".

Trẻ giai đoạn 7-8 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần lưu ý gì?

Nhiều trẻ lười ăn do sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ăn dặm. Ảnh minh họa

Không chỉ gia đình chị Hoa mới rơi vào hoàn cảnh này, chị Giang (ở TP.HCM) cũng chia sẻ rằng, lựa chọn phương pháp ăn dặm cho con là vô cùng quan trọng. Bé trai nhà chị cũng từng phải đổi qua đổi lại phương pháp ăn dặm bé mới thích nghi cho tới giờ khi bé được 15 tháng.

Theo lời chị Giang thì khi bé được gần 6 tháng, chị khoe với cả gia đình rằng đã lựa chọn được rất nhiều công thức ăn dặm kiểu nhật cho con và sẵn sàng tinh thần cho con chuyển sang giai đoạn mới. Tuy nhiên vừa nghe xong, bà nội bé đã kịch liệt phản đối với lý do rằng, mình người Việt thì cho ăn dặm kiểu truyền thống, chứ không "đua đòi kiểu Tây Tàu" gì cả. Vì không muốn mất đoàn kết với mẹ chồng, chị Giang đành nghe theo và bắt đầu cho bé tập ăn dặm với những bữa bột ngọt. Khi con được hơn 7 tháng chị đổi sang bột mặn những bé nhất định không chịu ăn, nên chị đành tiếp tục duy trì bột ngọt cho bé.

Điều đáng nói là thỉnh thoảng chị đổi khẩu vị cho bé bằng cách nấu bột mặn hoặc bột nhạt không cho gì nhưng bé vẫn chỉ thích thú với món bột ngọt quen thuộc khi đã hơn 9 tháng tuổi.

Lo lắng con không đủ chất sẽ suy dinh dưỡng, chị Giang đành đổi phương pháp ăn dặm cho con theo kiểu Nhật, và rất may mắn vì bé thích nghi ngay.

Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ giai đoạn 7-8 tháng tuổi ăn dặm?

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ rất thích thú vì lạ miệng, nhưng sang giai đoạn 7-8 tháng, đòi hỏi trẻ cần được thay đổi khẩu vị ăn thường xuyên, nếu không trẻ sẽ rất dễ chán và sinh thói lười ăn.

Mặt khác, khi cho trẻ ăn dặm, cha mẹ không nên thấy trẻ ăn ngon miệng mà cho trẻ ăn quá no hoặc sợ trẻ khó tiêu hóa mà cho trẻ ăn quá ít so với khẩu phần ăn theo lứa tuổi của bé, dễ khiến trẻ “quen dạ”.

Trẻ giai đoạn 7-8 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần lưu ý gì?

Mẹ cũng nên cho trẻ bắt đầu ăn hoa quả ngọt và một chút sữa chua mỗi ngày để bé được cung cấp thêm lượng vitamin và tiêu hóa tốt. Ảnh: Huyền Linh

Đặc biệt, trẻ ở giai đoạn 7-8 tháng tuổi, mẹ nên chuyển dần cho bé từ bột ngọt sang bột mặn, mẹ lưu ý chuyển từ từ để bé kịp thích nghi bằng cách xen kẽ giữa một bữa bột mặn và một bữa bột ngọt.  Nếu trẻ chưa thích ứng ngay với bột mặn, mẹ có thể cho bé nhấm nháp chút thôi, rồi dần tăng số lượng lên.

Ngoài ra, ở tháng thứ 8, mẹ có thể cho bé cữ 2 bữa ăn dặm/ngày thay vì 1 bữa như trước đây, và nhớ luôn duy trì sữa cho bé để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

Khi trẻ chuyển sang ăn bột mặn, nhiều cha mẹ mắc sai lầm khi pha tỷ lệ thịt cá cho bé không đúng. Nhất là việc cho quá nhiều thịt vì nghĩ rằng trẻ ăn được nhiều sẽ nhanh lớn. Tuy nhiên, lượng đạm quá lớn so với tiêu chuẩn của bé cũng khiến trẻ khó hấp thụ, dễ mắc bệnh còi xương.

Khi bé 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn, thay vì bổ sung lượng đạm cho bé từ thịt, mẹ có thể cho bé ăn thêm tôm, cá để thức ăn của bé đa dạng hơn. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi thường xuyên khi thấy bé bị rối loạn tiêu hóa thì cần điều chỉnh cho phù hợp.

Mẹ cũng nên cho trẻ bắt đầu ăn hoa quả ngọt và một chút sữa chua mỗi ngày để bé được cung cấp thêm lượng vitamin và tiêu hóa tốt.

Gợi ý lượng thức ăn cho bé trong giai đoạn 7-8 tháng tuổi theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

trẻ ăn dặm

Huyền Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Phụ nữ hãy mạnh mẽ