Làm phim ngắn đồng tính: Dễ hay khó?
2015-09-24 06:03
- Làm phim ngắn về đồng tính đòi hỏi ekip sản xuất phải am hiểu, có cái nhìn sâu sắc và hơn cả là sẵn sàng vượt qua những khó khăn vất vả trên phim trường.
Tin liên quan
Những năm gần đây, làm phim ngắn được xem là một trong những trào lưu mới của giới trẻ. Thể loại phim ngắn dường như đã trở thành một diễn đàn nghệ thuật để những người yêu điện ảnh và thích làm phim thể hiện quan điểm, góc nhìn của bản thân về các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là những vấn đề được giới trẻ quan tâm.
Đồng tính luyến ái là một trong những đề tài gây sốt thời gian qua khi mà xã hội đã có cái nhìn cởi mở hơn và cộng đồng những người thuộc giới tính thứ ba cũng hoạt động mạnh mẽ, sôi nổi hơn bao giờ hết. Hàng loạt phim ngắn về chủ đề đồng tính ra đời với góc nhìn đa dạng từ hài hước, vui nhộn đến sâu lắng, bi kịch. Nhiều phim không ngại ngần đầu tư những cảnh nóng để thu hút sự quan tâm và tạo cái nhìn chân thật nhất cho khán giả.
Đa số các phim ngắn đồng tính đều chiếm được cảm tình của người xem nhờ sự đầu tư và tâm huyết của những người làm phim cũng như các diễn viên. Thế nhưng không phải ai cũng biết được những khó khăn mà ekip sản xuất gặp phải trong quá trình thực hiện phim ngắn. Theo như chia sẻ của một số đạo diễn và diễn viên trẻ thì làm phim ngắn về vấn đề đồng tính cũng như làm phim ngắn nói chung, chắc chắn sẽ không tránh khỏi khó khăn về kinh phí, ngoài ra vấn đề thực hiện cảnh “người lớn” hay sự phân biệt đối tượng khán giả giữa bi kịch và hài kịch cũng là những thử thách mà đoàn phim gặp phải.
Đạo diễn Hà Anh: “Khó khăn chủ yếu là vấn đề kinh phí”
Tôi chọn đề tài đồng tính vì đây là đề tài mà xã hội và những người trẻ quan tâm. Bên cạnh đó, tôi thấy đây là đề tài đã được khai thác nhiều nhưng chưa rộng và sâu. Các phim ngắn, truyện ngắn về đồng tính trước đây hầu như chỉ tô vẽ sự buồn bã, đau khổ, thất vọng, còn tôi lại muốn khai thác những khía cạnh tươi đẹp, sáng sủa và nhiều hy vọng của những con người đồng tính. Đó là lý do tại sao phim ngắn của tôi đều có happy ending (kết thúc có hậu).
Hà Anh là đạo diễn của nhiều phim đồng tính, trong đó có phim "Yêu đi rồi tính".
Trong quá trình làm phim, tôi không gặp khó khăn gì lớn vì tôi may mắn có những người bạn tốt, cộng sự đắc lực và rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng tham gia đóng phim mà không cần thù lao. Tôi cũng nhận được sự ủng hộ rất lớn từ mẹ mình, người đã tham gia đóng vai người mẹ trong phim “Yêu đi rồi tính”, và sắp xuất hiện trong phim ngắn chuẩn bị ra mắt của tôi là “Hứa sẽ hạnh phúc nhé”. Còn khó khăn nhìn chung chủ yếu là vấn đề về kinh phí thôi vì kinh phí là do nhóm tự túc. Nhóm cũng không muốn xin tài trợ thương mại làm ảnh hưởng đến nội dung phim nên kinh phí có phần hơi khó khăn.
Diễn viên Hoàng Phúc: “Đóng cảnh nóng trong phim đồng tính thực sự rất ngại”
Vai Phúc trong phim ngắn "Con nợ mẹ một nàng dâu" (Mom, I owe you) mới ra mắt gần đây không phải là vai diễn đồng tính đầu tiên của tôi mà phim ngắn “Vì anh là thằng què” mới là vai đầu tiên. Thế nhưng phim “Mom, I owe” lại để lại nhiều kỷ niệm trong tôi hơn vì phim này có cảnh nóng đồng tính, đó cũng là chính là lần đầu tiên tôi phải nhập cuộc trong những cảnh quay không hề đơn giản.
Một cảnh của Hoàng Phúc trong "Con nợ mẹ một nàng dâu".
Tôi sẽ không bao giờ quên được vì đó là lần đầu tôi phải đối diện với người con trai khác trong tình cảnh không mảnh vải che thân. Thực sự là rất ngại, nhưng cũng buồn cười. Hai anh em cứ nhìn nhau cười trong khi tôi thì đơ ra, không diễn được. Đạo diễn không ngừng thúc giục nhưng phải mất 20 phút sau thì mới quen và quay được. Nói chung đó là cái nghiệp của mình thì dù có như nào đi nữa thì tôi vẫn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi thực hiện những vai diễn như thế.
Đạo diễn Quốc Nam: “Thể loại bi kịch thường ít người yêu thích hơn hài kịch”
Quốc Nam là đạo diễn của phim "Con nợ mẹ một nàng dâu" - một trong những phim ngắn đồng tính được yêu thích nhất thời gian qua.
Tôi đã làm hai bộ phim về đồng tình, tôi nhận thấy thể loại bi kịch thì thường có lượng fan ít hơn thể loại hài kịch. Tuy nhiên tôi vẫn thích làm về thể loại bi kịch hơn nên tôi vẫn quyết làm thể loại này miễn sao mình truyền tải được thông điệp ý nghĩa sau bộ phim. Với tôi, mỗi tác phẩm phim truyện không chỉ để giải trí mà còn phải chứa đựng những bài học, kinh nghiệm sống hay một điều gì đó mà người xem có thể đúc kết được sau khi xem phim. Ví như phim “Kiếp này con nợ mẹ”, xuất phát từ một câu chuyện có thật và sau đó mình tìm hiểu, đúc kết và chuyển thành một kịch bản tâm lý, bi thương, súc tích và không hề có chất hài. Tôi thích sự chân thành, mộc mạc, giản dị nên tôi làm bộ phim này như thể kể chuyện chứ không “hoa lá cành” để gây chú ý với người xem.
Lê Đức
Ảnh: Sưu tầm
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
10 set đồ tông màu be khiến công cuộc mặc đẹp của bạn trong những ngày lạnh sẽ trở nên 'dễ như ăn kẹo'