Nhìn cách Hàn Quốc làm thương hiệu du lịch mới giật mình quay lại hỏi 'Việt Nam có gì?'

2018-05-22 06:15
- "Việt Nam của bạn có gì?". Đó là câu mà anh bạn người Đan Mạch đã hỏi tôi trong lần trò chuyện nhân chuyến du ngoạn tới Thái Lan vừa qua. Tôi chưa kịp trả lời thì anh đã đáp: “Vietnam War?” (Chiến tranh Việt Nam). Vâng, vậy là sau hơn 40 năm, nước chúng ta vẫn bị gắn với một cuộc chiến tranh.

Hình ảnh quốc gia hay nói cách nôm na là thứ/điều gì đó để lại ấn tượng sâu đậm nhất với bạn bè quốc tế, nhắc đến thứ ấy là người ta dễ dàng hình dung nó thuộc về quốc gia nào, văn hóa vùng miền nào mà không hề lẫn lộn.

Nhìn cách Hàn Quốc làm thương hiệu du lịch mới giật mình quay lại hỏi 'Việt Nam có gì?'

Khi search từ khóa “Pháp”, Google sẽ cho kết quả như trên

Tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM 2018 diễn ra vào trung tuần tháng 3 vừa qua, khu vực gian hàng Hàn Quốc là điểm thu hút đông đảo du khách nhất. Bằng cách sử dụng những diễn viên, ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng (KOLs) làm đại sứ thương hiệu, tận dụng vốn văn hóa truyền thống, Hàn Quốc đã khắc sâu vị thế trong tâm trí người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Thật dễ dàng cho bất cứ ai được hỏi về Hàn Quốc, về những điều làm nên một “Dynamic Korea” (Hàn Quốc năng động): K-pop, Hanbuk, kim chi, đảo Jeju và cảnh sắc lãng mạn của mùa thu lá vàng lá đỏ…

Nhìn cách Hàn Quốc làm thương hiệu du lịch mới giật mình quay lại hỏi 'Việt Nam có gì?'

 Khu vực Hàn QUốc luôn tập trung đông du khách tham quan

Vậy Việt Nam của chúng ta có gì? Kể ra thì nhiều: áo dài, phở Hà Nội, bún bò Huế, quan họ, cồng chiêng Tây Nguyên, vịnh Hạ Long, Phú Quốc…Nhưng liệu trong những thứ ấy, có cái nào thực sự nổi bật, mang màu sắc riêng biệt của con người Việt Nam để ghi điểm với du khách quốc tế hay không?. Thu Phương - sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho biết “Nhắc đến Việt Nam thì em chỉ nghĩ đến nón lá, phở…”.

Nhìn cách Hàn Quốc làm thương hiệu du lịch mới giật mình quay lại hỏi 'Việt Nam có gì?'

Cặp đôi “Áo dài – nón lá” đang tạm thời là điểm nhấn của Việt Nam (Internet)

Như đã đề cập ở phần trên, hầu hết các nước trên thế giới đều tận dụng những di sản, vốn liếng văn hóa và hình ảnh quốc gia để làm du lịch. Nếu phân tích kỹ thì rõ ràng Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi cùng bề dày lịch sử và văn hóa đa dạng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không thể gây ấn tượng bằng cảnh vật, con người mà thường bị gắn với những cuộc chiến đã lùi xa hơn 40 năm?

Nhìn cách Hàn Quốc làm thương hiệu du lịch mới giật mình quay lại hỏi 'Việt Nam có gì?'

Lý Sơn đẹp không thua kém những bãi biển nổi tiếng thế giới

Nhà văn Di Li – tác giả cuốn sách du ký mới ra mắt “Bình minh ở Sahara” chia sẻ: “Hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè nước ngoài không được đẹp lắm. Nếu người Việt Nam sang nước ngoài ngắn hạn hoặc định cư, họ thường làm trái các luật lệ và quy định khiến người bản địa khó chịu. Còn khi người nước ngoài đến Việt Nam, điều mà họ hay gặp phải nhất là sự chặt chém, giao thông hỗn độn và ô nhiễm môi trường. Dịch vụ du lịch nghèo nàn của chúng ta cũng là một điểm yếu nữa”.

Nhìn cách Hàn Quốc làm thương hiệu du lịch mới giật mình quay lại hỏi 'Việt Nam có gì?'

 Ám ảnh chặt chém của du lịch Việt Nam (Internet)

Anh Trịnh Lê Anh, giảng viên khoa Du lịch trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Muốn hình ảnh du lịch Việt Nam đến gần hơn với du khách thì cần phải có sản phẩm du lịch đặc thù. Nơi nào có yếu tố đặc thù thì nơi ấy sẽ trở nên đặc biệt hơn.” Đồng ý với ý kiến này, travel blogger Trần Việt Phương (Travip) trao đổi: “Điều mà tôi ấn tượng khi đến một quốc gia nào đó chính là bản sắc của họ. Việt Nam, không phải du khách không biết nhưng so với các nước trong khu vực thì du khách nước ngoài đến nước ta chưa nhiều bằng.”.

Nhìn cách Hàn Quốc làm thương hiệu du lịch mới giật mình quay lại hỏi 'Việt Nam có gì?'

 “Điều mà tôi ấn tượng khi đến một quốc gia nào đó chính là bản sắc của họ”

Chính từ nhu cầu thực tế đó, một số cụm du lịch liên kết đã được hình thành, điển hình như mô hình “Bốn địa phương – Một điểm đến” giữa Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; hay “Năm địa phương – Một điểm đến” của các tỉnh ĐB Sông Cửu Long. Theo anh Lê Anh: “Đây là một phương pháp thú vị, vừa đặc thù nhưng lại liên kết hóa. Tạo thêm nhiều lựa chọn cho du khách, vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Những cụm này sẽ tạo nên tuyến du lịch và không ngăn cách các dịch vụ”.

thương hiệu du lịch Việt Nam

Cụm du lịch liên kết đang phát huy tác dụng

Câu chuyện “Việt Nam có gì?” và con đường để đưa đất nước chúng ta trở thành một điểm sáng du lịch trên thế giới còn rất xa vời khi ngay tại Đông Nam Á, Việt Nam vẫn xếp sau các nước láng giềng. Cùng với áp dụng mô hình hợp tác mới, dịch vụ mới đang dần phát huy tác dụng thì chúng ta không nên tiếp tục chạy theo cái vỏ bề ngoài như đổi slogan hay logo và điều quan trọng là cần phải thay đổi tư duy của những người lãnh đạo. Như chuyên gia truyền thông Di Li bày tỏ: “Lâu nay chúng ta chạy theo bề nổi là tổ chức thật nhiều hội chợ du lịch và vẽ ra rất nhiều đại sứ du lịch, nhưng cái gốc ta bỏ thả nổi, quản lý kém thì cuối cùng đằng ngọn thành hại thêm đằng gốc” hay giảng viên Lê Anh có ví von: “Mải chạy theo cái vỏ như việc mua cái giỏ cá thật đẹp nhưng khi du khách nhìn vào trong thì chẳng có con cá nào cả”.

Huy Tùng

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 cách an toàn và dễ làm để rã đông thịt