Ngừng ngay việc cho trẻ tự cầm tuốc nơ vít, bút thử điện, dao kéo

2016-03-10 18:43
- Trẻ rất dễ bị tai nạn đâm xuyên nếu cầm trên tay những thứ đồ như dao kéo, tuốc nơ vít...
Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhi tên là Nguyễn Duy Khiêm (14 tháng tuổi) ở Mũi Né, Phan Thiết. Cháu bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bị tuốc nơ vít cắm sâu vào vùng thái dương. Lúc đó, cháu bé có hiện tượng lơ mơ.
Sau khi tiến hành xét nghiệm, chụp phim, các bác sĩ đã tiến hành ca mổ để lấy chiếc tuốc nơ vít ra. Theo lời gia đình, do bất cẩn để cháu tự cầm tuốc nơ vít nên bé bị vấp ngã khiến cho tuốc nơ vít cắm thẳng vào đầu.
Ngừng ngay việc cho trẻ tự cầm tuốc nơ vít, bút thử điện, dao kéo

Cách đây không lâu, một em bé tên là Hân Hân ở Trung Quốc cũng gặp phải tình huống tương tự. Khi đang chơi, cháu bé cầm tuốc nơ vít không may bị ngã nên tuốc nơ vít cắm sâu vào đầu và xuyên qua não một chút. Khi phát hiện sự việc, bố mẹ cháu bé đã đưa con đến bệnh viện. Tuy nhiên, gia đình từ chối phẫu thuật vì nghĩ không thể cứu nổi. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu sau khi thuyết phục gia đình.

Ca phẫu thuật kéo dài trong 1 giờ vì 7cm nằm sâu trong đầu và 3cm đã nằm sâu trong não của em bé. Rất may mắn 
Sự nguy hiểm 
Nói về vấn đề trẻ em gặp những tai nạn bằng các đồ dùng trong gia đình. Bác sĩ nhi khoa Tuyết Hoa cho hay, chuyện phụ huynh cho trẻ tự chơi với dụng cụ nhọn như bút thử điện, tuốc nơ vít, bút chì, bút bi, đũa, thậm chí dao không phải hiếm. Nhiều phụ huynh thờ ơ với cách này của con. Thậm chí nhiều người xem đó là cách để bố mẹ có thời gian để tập trung vào công việc khác.
"Những đồ vật nhỏ có thể trẻ cho vào miệng còn những vật lớn như bút, tuốc nơ vít tiềm ẩn nguy cơ đâm xuyên người. Do chân trẻ còn yếu, đi lại chưa vững, chỉ cần ngã có thể khiến trẻ bị đâm xuyên như đâm vào đầu, vào bụng hoặc phần hông, nhẹ hơn có thể bị vào đùi", bác sĩ Tuyết Hoa nói.
Nỗi đau đớn về thể xác để lại cho trẻ là một phần, nỗi sợ về tinh thần sau đó càng đáng sợ hơn. "Tâm lý phụ huynh mặc kệ con tự chơi, điều này nguy hiểm. Thậm chí có người còn suy nghĩ, cho trẻ chơi những đồ dùng trong nhà không có hại. Tôi nhìn tận mắt thấy nhiều gia đình cho trẻ chơi cả thìa, dĩa...cứ nghĩ nếu trẻ ngã xuống nền nhà thì không biết điều gì sẽ xảy ra", bác sĩ Hoa cho hay.
Đáng lo ngại nhất là để kéo, dao ở tầm với. Bởi những vật này có độ sắc, nhọn hơn bất kỳ đồ dùng nào khác. Chỉ cần trẻ cầm được sẽ có nguy cơ đứt tay, đâm vào người gây mất máu hoặc nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức. Cách tốt nhất phụ huynh phải thay đổi suy nghĩ
Cách sơ cứu cho trẻ
Bác sĩ Hoa cho rằng, khi trẻ bị vật sắc nhọn, đâm phải tùy tình hình mà có cách sơ cứu hợp lý. Nếu vật nhọn đâm xuyên vẫn cắm vào cơ thể thì phải đưa trẻ đến bệnh viện, chú ý tạo được sự bình tĩnh cho trẻ. Đặt trẻ nằm lên xe ở tư thế không khiến cho vật nhọn đâm vào sâu hơn. Đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ cho chụp chiếu và thăm khám để xác định được tình hình thương tổn chính xác nhất.
Còn nếu vật sắc nhọn đâm vào gây chảy máu nhưng vật nhọn đã bật ra thì cần phải chú ý vệ sinh ban đầu. Phụ huynh phải rửa vết thương bằng nước sạch và nước oxy già, dùng băng vô trùng để băng vết thương kín đáo rồi chuyển tới bệnh viện kịp thời.
Nếu vật nhọn là những thứ bẩn như dao, kéo...cần phải tiêm phòng uốn ván. Tránh cho vết thương tiếp xúc với giấy, khăn bẩn, có nguy cơ nhiễm trùng. Tuyệt đối bố mẹ không cố lấy vật nhọn khi nó đang cắm sâu chưa bật ra điều này có thể làm trẻ đau đớn và nhiễm trùng sâu hơn.
​Hiền Anh 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 thần dược cho sức khỏe trong mùa hè