Cận cảnh lễ hội kéo lửa thổi cơm thi độc đáo nhất giữa Thủ đô

Lê Lai 2015-02-26 15:06
- Chạy thi lấy nước bờ sông, kéo lửa nhanh, nấu cơm ngon dẻo vào mùng 8 Tết Âm lịch hàng năm. Lễ hội thổi cơm thi của làng Thị Cấm (Hà Nội) đã thu hút hàng ngàn du khách vì sự đặc sắc và độc đáo không nơi đâu có được.
Đến hẹn lại lên, cứ mồng 8 Tết Âm lịch hàng năm, dân làng Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội kéo lửa nấu cơm thi, một lễ hội truyền thống lâu đời nhất của làng. 
Theo lời kể của cụ Vương, một bô lão trong làng, lễ hội bắt nguồn từ việc tưởng nhớ công của Tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền ông là Tướng quân của vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng Thị Cấm. Ông thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm, sau khi ông mất dân làng đã tôn ông làm thành Hoàng làng và hàng năm vào ngày mùng 8 Tết Âm lịch thường mở hội thổi cơm thi để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ đến công ơn xưa.
Chính vì vậy mà vào ngày 8 Âm lịch hàng năm, mọi người trong làng đi đâu cũng đều nhớ về ngày này. Ngay từ sáng, mọi thứ dường như đã được sẵn sàng. Các đội thi đều chuẩn bị sẵn các vật dụng để chuẩn bị thổi cơm như chày, cối, rơm... để trổ tài nấu cơm nhanh và thơm dẻo nhất.
Các đội thi sẽ phải thắp hương, lễ tạ Thành Hoàng làng trước khi tham gia cuộc thi. 
Rơm và gạo phải lấy từ chung một gốc để đảm bảo công bằng cho cuộc thi. Ngày trước gạo và rơm được lấy chính từ làng Thị Cấm nhưng ngày nay ban tổ chức đã tìm mua từ bên ngoài. 
Các đội thi phải bện rơm thật chặt làm đế cho cháy.
Một đội khác phải chẻ nhỏ lạt ra để đun. 
Cuộc thi sẽ diễn ra gồm 3 phần: thi lấy nước, thi kéo lửa và thi thổi cơm. 
Mỗi đội sẽ cử ra một người to khỏe nhất để đi lấy nước về. Xuất phát từ một điểm được dựng ở khu vực sân đình, người đi lấy nước phải chạy đến bờ sông Nhuệ với quãng đường khoảng gần 1 km. Để đảm bảo nguồn nước, ban tổ chức thường chuẩn bị sẵn nước đun sôi, đựng trong 4 chiếc lọ ngay ở bờ sông Nhuệ. Người thi lấy nước chỉ cần chạy đến mang về để thổi cơm. Ai lấy được lọ nước trở về nơi xuất phát trước tiên thì người đó được giải nhất.
Mỗi đội sẽ cử ra hai người đi kéo lửa, đòi hỏi phải có sự mưu trí và nhanh nhẹn. Họ mang theo một nắm rơm vò nát làm bùi nhùi mồi lửa. Để kéo ra lửa, người ta lấy hai thanh dang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật dang cọ sát vào cật tre nhiều lần. Khi nào thấy có khói lên thì dừng lại và thổi. Lửa bùng lên, người ta dùng mồi lửa này để thổi cơm.
Chỉ khoảng 1 phút đã có đội chiến thắng. 
Lúc này ở mỗi đội, những người phụ nữ khéo tay nhất được chọn để thổi cơm đã giã thóc bằng chày gỗ, cối gỗ hoặc cối đá. Sau đó họ sàng sảy lại và giã đến khi nào gạo trắng thì lấy một lượng vừa đủ bỏ vào nồi đất để nấu. 

Thay nhau giã chày.

Sân đình bốc khói nghi ngút. 
Sân đình bốc khói nghi ngút. 
Những người phụ nữ khéo tay nhất sẽ phụ trách nồi cơm. 
Khoảng 15-20', cơm đã chín tới. 
Nhưng để chín nục, các đội chơi sẽ phải đốt thêm rơm để vùi trong tro. 
Ủ khoảng 5-10' cơm sẽ chín đều, dẻo thơm. 
Các đội chơi dâng niêu cơm lên cho các quan (các bô lão) trong làng.
Các đội chơi dâng niêu cơm lên cho các quan (các bô lão) trong làng.
Bốn niêu cơm đã nấu xong đang được mang vào điện thờ để tiến hành chấm giải.
Lê Lai
(Theo Congluan.vn)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Nghiên cứu chứng minh: Phụ nữ độc thân kiếm kiếm tiền giỏi, thành công hơn