Đua nhau làm nail đẹp chào hè, chị em cần cảnh giác để không rước họa vào thân

Dương Tuệ Mẫn 2017-04-13 18:39
- Dụng cụ làm nail cần được khử trùng đúng quy trình như vệ sinh các thiết bị y tế, bởi nguy cơ lây nhiễm bệnh qua dụng cụ này cực kỳ cao.

Cứ mỗi dịp hè về là các chị em bắt đầu cho công cuộc làm đẹp bộ móng của mình, tất cả đều rất công phu và được phái đẹp chăm chút kỹ càng. Cũng chính vì thế mà hiện nay không chỉ ở thành thị mà ngay cả những vùng nông thôn, các tiệm làm nail mọc lên ngày càng nhiều hơn thu hút đông đảo các chị em. 

Việc làm đẹp móng tưởng chừng đơn giản nhưng ít ai ngờ tới nó chính là nguy cơ lây bệnh cho các chị em nếu dụng cụ làm không được vệ sinh cẩn thận. 

Khử trùng dụng cụ làm móng không được coi trọng

Bộ móng tay đẹp là mong ước của chị em mỗi dịp hè về.

Không giống các tiệm nail ở một số nước châu âu như Mỹ, Đức... ở Việt Nam chưa có quy định về việc cấp giấy chứng nhận an toàn tại các dịch vụ chăm sóc móng. Bên cạnh đó, những nhân viên làm nail gần như chưa được đào tạo về quá trình sát trùng dụng cụ làm móng cũng như được trang bị kiến thức để xử lý vết thương khi da bị xước hoặc bị chảy máu trong quá trình cắt móng.

Khi hỏi về việc vệ sinh các dụng cụ làm nail, chị Ngân Hoàn (Hoàng Mai, HN), một chủ tiệm có thâm niên 5 năm trong nghề cười xòa: “Thường thì khách hàng không quá khắt khe đòi hỏi việc khử trùng kềm cắt móng. Nên sau mỗi lần cắt móng cho khách, chúng tôi khử trùng bằng cồn. Nếu vô tình cắt móng cho khách nào bị chảy máu thì chúng tôi đã có sẵn dung dịch cồn và bông để khử trùng vết xước cho họ rồi”.

Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có các yêu cầu hay quy định về việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh tại các dịch vụ chăm sóc móng như ở Mỹ. Hầu hết các thợ chỉ được đào tạo về kỹ thuật cắt da, cắt móng mà hoàn toàn không được trang bị những kiến thức về cách nhận biết và phòng tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm về móng cũng như quy trình sát trùng dụng cụ đúng cách.

Những bệnh lây lan không ai ngờ tới nếu việc khử trùng, làm sạch không đảm bảo

Trao đổi với bác sỹ Nguyễn Diệu Hằng, bác sỹ Da Liễu, bệnh viện Da Liễu Trung Ương cho biết: “Sử dụng cồn axeton để khử trùng dụng cụ làm nail vẫn không đảm bảo được vệ sinh an toàn. Bởi vì, dung dịch này chưa tiêu diệt được toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người đi làm móng bị lây bệnh qua các dụng cụ tưởng chừng như vô hại ấy. Nếu là những bệnh như chín mé, nấm móng thì điều trị đơn giản, tuy nhiên nếu là các bệnh viêm gan B hay HIV thì cực kỳ nguy hiểm, dễ lây nhiễm”.

Theo đó, tất cả các bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm đều có thể lây lan qua việc làm đẹp móng nếu như việc khử trùng dụng cụ làm nail không đảm bảo.

Nấm móng, một trong những bệnh dễ lây lan sau khi làm móng.

Cũng theo vị bác sỹ này, bất kỳ ai đi làm móng đều biết rõ các bước thực hiện, trước khi sơn, thợ nail thường dùng kềm chuyên dụng cắt móng và cắt phần da thừa xung quanh nhằm tạo hình. Tuy nhiên, khi cắt họ thường cắt sâu 2 bên khóe móng, làm mất đi lớp bảo vệ của da dẫn đến những vết xước. Từ vết xước này, bệnh chín mé xuất hiện do tụ cầu khuẩn (S. aureus) xâm nhập vào.

Khi bị mắc bệnh này, vùng da thường tụ mủ trắng và vàng như khối ép – xe khiến người bệnh cảm thấy đau nhức. Lúc này, người bệnh cần phải đi khám và mua thuốc điều trị theo đơn của bác sỹ. Nếu để lâu, bệnh có thể biến chứng gây nguy hiểm như viêm bao hoạt dịch gân gấp ngón tay hoặc bệnh viêm xương.

Ngoài nấm móng, bạn hoàn toàn có thể mắc các bệnh như viêm gan B và C, thậm chí cả HIV nếu dụng cụ làm móng chưa được khử trùng cẩn thận.

- Nấm móng

Theo bác sỹ Hằng, Bệnh nấm móng khó điều trị và dễ tái phát, có khả năng lây lan nhanh từ móng này qua móng khác hoặc từ người dùng chung dụng cụ nail. Thời tiết nóng ẩm mùa hè cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh xuất hiện, vi nấm sinh sôi và phát triển mạnh hơn.

Một trong những loại nấm móng các chị em thường gặp phải khi đi làm nail là nấm móng (Onychomycosis). Nguyên nhân bị mắc nấm này là do vi nấm Trychophyton hoặc vi nấm Candida, vi nấm Dermatophytes… gây ra.

- Ung thư

Bề ngoài có vẻ thô ráp, song móng chân móng tay là một thực thể sống, các keratin - một loại protein tìm thấy trong móng và lớp ngoài của da - có khả năng thấm hút nước.

Đó là lý do vì sao những chất độc có trong sơn móng tay như  toluen, aceton, Benzen… có thể ngấm qua móng tay vào máu. Chính vì thế, các bác sỹ luôn cảnh báo không nên sử dụng các loại sơn kém chất lượng, lâu ngày có nguy cơ ung thư, tổn thương gan và thận.

Chị em cũng cần lưu ý khử trùng dụng cụ làm nail, theo chuẩn y tế thì phải dùng máy hấp ướt tại nhiệt độ 120 độ C trong vòng 30 phút và áp suất 1.036bar; sau đó đóng gói và lưu trữ dụng cụ, tránh tiếp xúc với hơi ẩm, bụi và động vật ký sinh. Cách đơn giản nhất là sắm riêng một bộ dụng cụ làm móng, để sử dụng mỗi khi tới tiệm nail. Khi mua nên chọn các thương hiệu uy tín, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đã trải qua quy trình sản xuất loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nên chọn bộ kềm cắt móng tay được sản xuất từ các loại thép cao cấp để hạn chế gỉ sét trong quá trình sử dụng.

- Viêm gan B và C

“Dụng cụ làm móng và tóc (kềm, dũa, dao cạo, kéo…) là nơi trú ẩn của virus, trung gian lây nhiễm viêm gan B và C, thậm chí HIV nếu không được tẩy trùng cẩn thận.

Do triệu chứng viêm gan B và C thường xuất hiện sau 10-20 năm ủ bệnh, nên trong nghiên cứu này, Cục Y tế Virginia đã thu thập 18 báo cáo công bố từ năm 1995 tại các tiệm nail và tóc. Kết quả cho thấy, virus viêm gan C có thể tồn tại trên dụng cụ trong 2 tuần hoặc lâu hơn, viêm gan B tồn tại trên bề mặt khô trong 7 ngày. Nếu chung đụng dụng cụ nail với người mắc bệnh viêm gan, chị em có thể  rước họa vào thân” - Bác sỹ da liễu chia sẻ thêm.

Nên làm gì nếu thường xuyên làm nail

Thay vì trông chờ vào việc khử trùng dụng cụ đúng cách và an toàn của các thợ làm móng, cách tốt nhất để chị em tự bảo vệ sức khỏe của mình là nên chủ động sử dụng bộ dụng cụ làm móng riêng cho mình.

Chị em cần lưu ý khử trùng dụng cụ làm nail, theo chuẩn y tế thì phải dùng máy hấp ướt tại nhiệt độ 120 độ C trong vòng 30 phút và áp suất 1.036bar; sau đó đóng gói và lưu trữ dụng cụ, tránh tiếp xúc với hơi ẩm, bụi và động vật ký sinh.

An toàn nhất là hãy tự sắm cho mình một bộ dụng cụ làm nail riêng biệt.

Cách đơn giản nhất là sắm riêng một bộ dụng cụ làm móng, để sử dụng mỗi khi tới tiệm nail. Khi mua nên chọn các thương hiệu uy tín, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, quy trình sản xuất loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nên chọn bộ kềm được sản xuất từ các loại thép cao cấp để hạn chế gỉ sét trong quá trình sử dụng.

Nên chọn loại sơn uy tín, dùng thêm sơn dưỡng để bảo vệ móng tay, khi cắt phần da thừa quanh móng, nên ngâm đầu ngón tay vào nước cho lớp biểu bì bong nhẹ. Cần thực hiện nhẹ tay, không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu 2 bên móng, cắt thẳng sao cho đầu móng luôn dài hơn da để ngăn chặn việc móng chọc vào da gây tổn thương.

Dương Tuệ Mẫn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mẹ chồng thuộc 3 con giáp này thì xác định cuộc đời con dâu sung sướng không ai sánh bằng