Người khôn ngoan tập trung vào bản thân, kẻ dại mới thích hơn thua với người khác

Anh Chi 2024-12-11 16:38
- Hãy chăm sóc tốt bản thân, buông bỏ chấp niệm muốn thay đổi, chỉ dạy người khác và tỏa sáng trên con đường riêng của mình!

Kiềm chế ham muốn sửa sai cho người khác

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp gỡ nhiều người với nhận thức và quan điểm khác nhau. Người thực sự khôn ngoan hiểu việc cố sửa sai cho người khác không chỉ vô ích mà còn dễ gây mâu thuẫn. Thay vì tranh cãi, họ chọn cách im lặng và mỉm cười, thậm chí có thể đồng tình với những điều hiển nhiên sai lầm như "một cộng một bằng ba" bằng một câu nhẹ nhàng: "Anh đúng rồi."

Điều này không có nghĩa là thỏa hiệp với cái sai mà là biểu hiện của sự tôn trọng và thấu hiểu. Đứng ở vị trí khác nhau, quan điểm cũng khác nhau. Ít nói đi, không tranh cãi, không cố thay đổi suy nghĩ của người khác chính là cách để giữ sự bình yên cho cả đôi bên. Đây cũng là một hình thức tha thứ cho người khác và cho chính mình, bởi nỗ lực thay đổi người khác thường chỉ dẫn đến mệt mỏi và thất vọng.

Người khôn ngoan tập trung vào bản thân, kẻ dại mới thích hơn thua với người khác

Cẩn trọng trong lời nói, không tùy tiện đánh giá người khác

Trong một bộ phim, có nhân vật A Sơ xảy ra tranh cãi với mẹ về chuyện gia đình. Dù mẹ của A Sơ luôn nhẫn nhịn chăm sóc ông bà và lo việc nhà, bà vẫn thường xuyên bị chồng và bố mẹ chồng bắt nạt.

Chứng kiến nỗi khổ của mẹ, A Sơ đưa mẹ đến Thượng Hải và khuyên bà nên rời xa người chồng bạo hành, sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, người mẹ lại muốn quay về quê nhà - nơi bà vẫn coi là gia đình, dù ở đó không có tình yêu thương hay sự tôn trọng. Mâu thuẫn giữa hai mẹ con vì điều này là điều dễ hiểu.

Chứng kiến cảnh tranh cãi, bạn cùng phòng của A Sơ chỉ trích A Sơ là thiếu kiên nhẫn, cư xử nóng nảy với mẹ mình. Tuy nhiên, người bạn này không hiểu rằng A Sơ đang cố ngăn mẹ khỏi vòng lặp bạo lực gia đình.

Người khôn ngoan tập trung vào bản thân, kẻ dại mới thích hơn thua với người khác

Có một câu nói nổi tiếng: "Chưa từng trải qua nỗi khổ của người khác, đừng khuyên họ làm điều tốt." Nhiều người chỉ nhìn thấy bề nổi của sự việc nhưng lại tự cho mình quyền phán xét. Tâm lý này xuất phát từ việc chúng ta chỉ nhìn vào vấn đề qua "ống khói hẹp" - chỉ thấy được phần nổi mà không hiểu hết những khổ tâm sâu kín của người trong cuộc.

Người càng có trí tuệ thì càng hiểu, không ai có quyền dùng tiêu chuẩn của mình để áp đặt lên người khác. Họ không tùy tiện đánh giá hay chỉ trích người khác mà chọn cách giữ miệng, giữ tâm. Câu nói xưa có dạy: “Một lời nói tử tế sưởi ấm ba đông, một lời nói ác nghiệt khiến người khác đau lòng suốt sáu tháng.”

Người có trí tuệ lớn không dùng đạo đức để ép buộc người khác, cũng không dùng tiêu chuẩn của mình để đánh giá ai. Họ ý thức rằng lời nói của mình có thể làm tổn thương người khác, vì vậy, thay vì vội vàng chỉ trích, họ ngồi lại, tự vấn và suy ngẫm về chính bản thân mình. Thay vì bàn tán, phán xét người khác, họ chọn cách tập trung học hỏi, rèn luyện bản thân, biết giữ lời và biết làm người tử tế.

Chăm sóc bản thân trước khi chỉ dạy người khác

Đổng Vũ Huy, một giáo viên và blogger nổi tiếng, người thường xuyên tổ chức các tọa đàm về giáo dục, chia sẻ câu chuyện về gia đình mình. Ban đầu, em trai ông có một công việc ổn định ở quê nhà. Dù thu nhập không cao, nhưng cuộc sống của anh vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, Đổng Vũ Huy khuyên em trai rời bỏ công việc và chuyển đến thành phố lớn để thử sức.

Nghe theo lời anh trai, em trai ông trải qua hai năm sống ở Thượng Hải và Thâm Quyến. Tuy nhiên, vì nhịp sống quá nhanh và thiếu kỹ năng làm việc phù hợp, anh không thể kiếm được tiền và sức khỏe cũng suy yếu. Thậm chí, anh còn gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà.

Người khôn ngoan tập trung vào bản thân, kẻ dại mới thích hơn thua với người khác

Sau khi suy nghĩ kỹ, em trai ông quyết định quay về quê hương và làm lại công việc cũ. Đổng Vũ Huy rất hối hận về quyết định của mình và thừa nhận: "Tôi đã sai. Tôi sẽ không bao giờ khuyên ai nữa, vì suy nghĩ hạn hẹp và thiếu hiểu biết của chúng ta không đủ để chỉ dẫn cuộc sống của người khác."

Hãy luôn nhớ mỗi người trên thế giới này đều là một cá thể đặc biệt, mang trong mình những giá trị và lối sống riêng biệt. Như câu nói quen thuộc, mỗi người đều có một số phận khác nhau, vui buồn là tự mình trải qua.

Cuộc sống là của riêng bạn, và mỗi người đều có con đường riêng để đi. Bạn có hành trình của riêng mình và người khác cũng vậy. Dù có thể không đồng tình với lựa chọn hay giá trị quan của người khác, đừng vội vàng phán xét. Hãy quan tâm, chăm sóc bản thân, buông bỏ những kỳ vọng thay đổi người khác và tập trung tỏa sáng trên con đường riêng của mình!

Anh Chi (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lễ tân hôn Gin Tuấn Kiệt - Puka: Dàn bê tráp khoe visual đỉnh cao, sính lễ gây chú ý