Làm thế nào để sớm thích nghi với sự thay đổi?
Tin liên quan
Chúng ta ai cũng đã từng một lần hoang mang, thiếu tự tin khi phải chuyển sang một giai đoạn mới của cuộc đời như chuyển cấp học, sống tự lập xa gia đình, tốt nghiệp đi làm,v..v
Việc thay đổi môi trường sống, học tập, làm việc hẳn không dễ dàng với nhiều người. Hơn nữa, trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi nhiều lần ta cần thay đổi để phát triển và hoàn thiện bản thân. Khi ấy, kỹ năng thích nghi là vô cùng cần thiết. Vậy chúng ta nên làm gì?
1. Lựa chọn có cân nhắc
Một môi trường mới mà bạn sẽ bước chân vào không phải là một chuyện nên suy nghĩ qua loa. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu cá nhân của mỗi người, và mức độ ảnh hưởng đến đâu phụ thuộc vào quan điểm sống, cách suy nghĩ, lập trường,v..v của bạn với các nhân tố đó.
Nếu bạn ở trong một môi trường không phù hợp, quá khác biệt thì bạn sẽ khó để hòa nhập và thích nghi hơn. Tệ hơn là bạn có thể cảm thấy ghét bỏ, chán nản "nơi đó". Và ngược lại.
Không có sự lựa chọn nào là hoàn toàn đúng hay sai và chúng ta cũng không thể biết hết về một nơi khi ta chưa bước vào. Nhưng hãy có sự cân nhắc để không bị ngợp và để có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Hãy xem xét đến những yếu tố như tính cách, sở thích, điểm mạnh - yếu của bản thân. Không quên hỏi ý kiến những người thân xung quanh và sau cùng hãy sàng lọc và cân nhắc dựa trên bản thân mình để có quyết định phù hợp nhất.
Một môi trường mới mà bạn sẽ bước chân vào không phải là một chuyện nên suy nghĩ qua loa
2. Đừng sợ sự thay đổi
Bất cứ khi nào chán nản, sợ hãi hãy nghĩ đến lý do bạn đi đến con đường này, sự thay đổi này. Hãy trấn an bản thân rằng bạn cần điểm tựa này và việc bạn đi đến đây không hề vô nghĩa.
Đôi khi, nếu bạn đã cố hết sức nhưng vẫn không thể hòa nhập, không sao cả, chúng ta có quyền chọn lại. Không bao giờ là muộn để được quyền tìm kiểm, sửa sai và trở nên tốt hơn.
Không bao giờ là muộn để được quyền tìm kiểm, sửa sai và trở nên tốt hơn
3. Khám phá nơi mình sẽ gắn bó
Nếu bạn phải đến một thành phố mới, một đất nước lạ, hãy thử dành thời gian đi khám phá những ngóc ngách của nó. Cảm nhận nơi đó với tinh thần cởi mở, xem nơi mình sẽ gắn bó có dáng vẻ, tính cách ra sao.
Sự khám phá có thể giúp bạn nhận ra điều tốt điều xấu của nơi ấy. Nhưng nhờ vậy bạn có cơ hội gần nó hơn, hiểu nó hơn.
Hãy thử dành thời gian đi khám phá những ngóc ngách nơi mình sẽ gắn bó
4. Chủ động kết giao
Chủ động kết nối với những người xung quanh, tìm hiểu về họ và để học hiểu phần nào về mình. Có những sự gắn kết xã hội mới biết đâu sẽ giúp bạn thấy bớt cô đơn hơn.
Những mối quan hệ mới giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và lạc lõng
Đôi khi những câu chuyện đến một cách tình cờ và bạn hoàn toàn có thể chủ động tạo ra câu chuyện. Quan sát một chút và bắt chuyện thoải mái bạn nhé.
5. Viết nhật ký
Bất cứ khi nào thấy quá áp lực trong sự thay đổi, hãy viết tất cả cảm xúc của mình xuống. Đó là một hình thức tâm sự với chính mình. Ngoài ra, việc viết nhật ký là cách giúp những cảm xúc tiêu cực của mình không chuyển hóa thành cách ứng xử xấu và hằn học với mọi người xung quanh.
Viết cũng là một cách "trị liệu" cho những áp lực, căng thẳng
Nhiều khi tâm trạng đang rất tệ nhưng chỉ cần cầm bút và viết ra hết thảy, bạn sẽ cảm thấy được giải tỏa hơn rất nhiều. Ngủ một giấc dậy, mọi thứ sẽ ổn hơn thôi!
Thu Trang (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất