Chuyện khó tin: Phụ nữ Nepal phải sống ngoài chuồng bò vào ngày đèn đỏ
2016-06-08 09:19
- Rất nhiều phụ nữ Nepal cho biết, kể cả những ngày nắng nóng tối đa hay mùa đông giá lạnh, đều không có trường hợp ngoại lệ. Họ không được tiếp xúc với bất cứ ai trong gia đình, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong chuồng gia súc ẩm thấp, đầy cỏ khô, phân gia súc, bùn và côn trùng.
Tin liên quan
Dù đang sống trong thế kỷ 21 nhưng ít ai biết được rằng tại một số vùng ở Nepal vẫn diễn ra các hủ tục lạc hậu phân biệt đối xử với nữ giới. Đó là trong những ngày có kinh nguyệt, những người phụ nữ tại quốc gia này vẫn phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ hoặc phải ngủ trong chuồng cùng với gia súc.
Cũng như Sofalta, nhiều phụ nữ Nepal khác đến ngày đèn đỏ đều phải sống trong chuồng gia súc.
Sofalta năm nay 16 tuổi, mỗi tháng “đến ngày” cô đều cảm thấy vô cùng hoảng sợ khi đối mặt với truyền thống này, vì đây như là thời gian để “chịu tội”. Hàng tháng cứ đến ngày “đèn đỏ”, cô bé phải sống trong chuồng bò với những vật dụng tạm bợ, không hợp vệ sinh.
Rất nhiều phụ nữ Nepal cho biết, kể cả những ngày nắng nóng tối đa hay mùa đông giá lạnh, đều không có trường hợp ngoại lệ. Họ không được tiếp xúc với bất cứ ai trong gia đình, mọi sinh hoạt đều diễn ra trong chuồng gia súc ẩm thấp, đầy cỏ khô, phân gia súc, bùn và côn trùng.
Họ cũng không được tiếp xúc với người ngoài, cúng lễ và đi chùa, đi học trong những ngày này. Ngoài bánh mỳ mặn và cơm họ không được ăn bất cứ thứ gì khác, nhưng thức ăn cũng không được lấy từ bếp.
Họ phải tự chuẩn bị đồ sẵn, không được chạm vào bất cứ đồ vật nào trong bếp và tuyệt đối tránh dùng chung nguồn nước với gia đình. Vì thế những ngày thấy kinh là quãng thời gian ám ảnh kinh hoàng đối với toàn thể phụ nữ ở quốc gia này.
Người phụ nữ coi đây là thời gian kinh hoàng và đáng sợ nhất...
… nhưng nó ăn sâu vào ý thức và nhân sinh quan nên họ không dám than trách
Tập tục này có tên gọi là Chaupadi – tục xua đuổi phụ nữ khi đến kì kinh nguyệt. Trong quan niệm của đạo Hindu giáo, nếu nữ giới thời gian này không tuân theo tục lệ thì thần linh sẽ trút giận và mang lại vận hạn cho gia đình, nghiêm trọng thì gây ra cái chết cho người thân.
Họ chạm vào hoa màu, hoa màu sẽ khô héo, động vào nguồn nước, nước sẽ cạn kiệt, họ chạm vào hoa quả trên cây, hoa quả không thể nảy nở phát triển... Chính vì thế, những người phụ nữ nơi đây buộc phải tuân theo mà không một lời oán thán.
Đồng thời, những phụ nữ sau khi sinh nở, cũng bị đối xử tương tự vì họ vừa mang đến điều ô uế, rác rưởi, tủi nhục cho gia đình. Với nhiều người, quãng thời gian sau sinh trở thành cực hình, vì họ vừa bị mất máu quá nhiều do đỡ đẻ thủ công, lại cộng thêm bị nhiễm trùng nặng do điều kiện vệ sinh ăn ở quá kém.
Kinh khủng nhất là họ phải tự gắng gượng qua thời gian này, vừa tự sống vừa tự chăm con sao cho qua thời kì đen tối này mà không hề nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào của người thân. Cũng vì thế mà tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và phụ nữ vừa vượt cạn ngày càng cao.
Nhiều tổ chức phúc lợi xã hội đang thực hiện tuyên truyền khoa học tại Nepal, giúp người dân nơi đây bỏ đi tập tục không tốt này.
Tính đến thời điểm này tập tục Chhaupadi đã được lưu truyền tại Nepal vài thế kỷ, một số khu vực ở Ấn Độ hay Bangladesh cũng có người tuân theo tập tục này.
Tuy tòa án tối cao Nepal đã cấm chỉ tập tục Chhaupadi vào năm 2005, thế nhưng khu vực phía Tây của quốc gia này vẫn áp dụng rộng rãi truyền thống lạc hậu. Những khu vực đó đều có đặc điểm chung là kém phát triển, bất bình đẳng giới và tỉ lệ mù chữ cao.
Hiện nay có rất nhiều tổ chức phúc lợi xã hội đang thực hiện tuyên truyền khoa học tại Nepal, giúp người dân nơi đây bỏ đi tập tục không tốt này, để những người phụ nữ giảm bớt nỗi khổ.
Huyền Trâm
Ảnh: Getty Images
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô
Chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm của bạn về cuộc sống tình yêu, hôn nhân và gia đình tại đây.
Xem thêm:
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Em buông tay rồi, anh sẽ chỉ đứng nhìn thôi phải không?