Chưa sinh đẻ, chớ dại uống thuốc tránh thai?
2014-07-17 21:12
- (Em đẹp) - Xin giải đáp một số thắc mắc phổ biến và đồn thổi về công dụng thực sự của thuốc tránh thai.
Tin liên quan
Sau bao cao su, thuốc tránh thai luôn là biện pháp được nhiều chị em tin dùng nhất để không có con ngoài ý muốn. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, không phải chị em nào cũng đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và có cách dùng đúng. Vẫn còn vô số những “đồn thổi” về thuốc gây hoang mang.
Sự thật về thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày là “thủ phạm” gây tăng cân không kiểm soát?
Không, đừng đổ lỗi cho thuốc tránh thai nếu bạn tăng cân. Vì các loại thuốc tránh thai hàng ngày thường có lượng hormome nhất định nên khi uống có thể làm tăng kích thích tố trong cơ thể, dẫn đến giữ nước và tăng các tế bào chất béo hiện có trong cơ thể ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, nó không đủ để khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Đặc biệt, ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày còn giúp điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Đang cho con bú không cần uống thuốc tránh thai?
Nhiều chị em tin rằng cho con bú là cách tránh thai tự nhiên hiệu quả nhất. Nhưng thực sự, suy nghĩ này thật sai lầm. Chị em cho con bú sẽ làm tăng nồng độ prolactin. Khi prolactin tăng trong máu sẽ ngăn chặn sự rụng trứng, do đó sẽ ngừa mang thai. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả, một số chị em vẫn dính bầu bình thường nếu không sử dụng biện pháp phòng vệ dù đang cho con bú. Vì vậy, để không có con ngoài ý muốn, chị em có thể dùng loại thuốc tránh thai có chứa duy nhất progesterone và phải có sự đồng ý của bác sĩ.
Phải uống thuốc đều đặn cùng giờ thì mới có tác dụng?
Để thuốc phát huy tác dụng ngừa thai tốt nhất, bạn cần uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì – uống đều đặn cùng giờ. Tuy nhiên, nếu chị em quên uống thuốc một ngày thì có thể uống bù một viên khác ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Nếu quên từ 2 ngày trở lên thì phải dùng bao cao su để thay thế.
Không nên uống thuốc nếu chưa từng sinh đẻ?
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nói rằng việc dùng thuốc tránh thai khiến bạn khó sinh đẻ hay ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Về cơ bản, các loại thuốc tránh thai có tác dụng điều chỉnh hormone của cơ thể, làm cho trứng không rụng. Ngoài ra thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng nếu được thụ tinh thì cũng khó làm tổ, làm đặc chất dịch mình cổ tử cung cản tinh trùng đi qua, giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng. Tuy nhiên, khi ngưng dùng thuốc, thường là khoảng 2-3 tháng trước khi quyết định thụ thai, chị em hoàn toàn có thể dính bầu.
Ra máu khi uống thuốc tránh thai là bất thường?
Khi đang dùng thuốc tránh thai có thể bị ra máu nhiều lúc tới chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, nên nhờ bác sĩ chọn cho loại có hàm lượng progestin cao; hoặc nếu ra máu giữa hai kỳ kinh, nhờ bác sĩ chọn cho loại có hàm lượng estrogen cao, sẽ tránh được trở ngại này.
Vẫn có thể dính bầu dù uống thuốc tránh thai đều đặn?
Nếu uống thuốc tránh thai hàng ngày theo đúng hướng dẫn sử dụng thì khả năng phòng ngừa lên tới 99%. Tuy nhiên, một số ít chị em vẫn có thể dính bầu khi uống thuốc và điều này là hoàn toàn bình thường.
(Mời bạn đọc để hiểu thêm một số “bí mật” của thuốc tránh thai, tại đây).
Khi đang dùng thuốc tránh thai có thể bị ra máu nhiều lúc tới chu kỳ kinh nguyệt. (Ảnh: Wikihow).
Những phụ nữ không nên uống thuốc tránh thai
+ Người có kinh nguyệt ít: Nếu uống thuốc tránh thai lâu dài sẽ khiến niêm mạc trong tử cung co lại, dẫn đến mất kinh.
+ Người mới nạo hút thai: Sau khi nạo hút thai, phải chờ đến lúc có kinh trở lại mới được sử dụng thuốc tránh thai và đặc biệt, 1 tháng sau nạo hút, không được quan hệ tình dục vì lúc này cơ thể còn yếu và dễ gây viêm nhiễm.
+ Người bị viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính: Tuyệt đối không uống thuốc tránh thai nếu nghi hoặc đã mắc viêm gan, viêm thận cấp và mãn tính, vì khi vào cơ thể, thuốc tránh thai bị phân hóa ở gan sau đó bài tiết qua thận, làm tăng "gánh nặng" cho gan và thận, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng đến quá trình bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Lâu dần, bệnh viêm gan, viêm thận ngày càng nghiêm trọng khó mà chữa trị.
+ Người mắc bệnh tiểu đường: Sau khi dùng thuốc tránh thai, lượng đường trong máu tăng nhẹ, bệnh đái tháo đường có nguy cơ phát tác. Đặc biệt, đối với những phụ nữ đã từng hoặc đang mắc bệnh này, mức ảnh hưởng cao hơn.
+ Người huyết áp không ổn định: Thuốc tránh thai có thể làm cho huyết áp tăng cao đột ngột hoặc giảm thấp bất thường.
+ Phụ nữ trên 40 tuổi: Do estrogen trong thuốc tránh thai có khả năng làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú, cho nên không nên dùng.
+ Người hút thuốc lá: Thuốc tránh thai kết hợp với chất độc hại trong thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
+ Người đang uống kháng sinh: Thuốc có thể bị giảm hoặc mất hiệu quả tránh thai với chị em đang uống thuốc kháng sinh liều cao.
T.Ngọc (Tổng hợp theo plannedparenthood )
Mời bạn tìm hiểu chi tiết từng biện pháp tránh thai qua loạt bài viết tiếp theo: 1. Thuốc tiêm tránh thai 2. Miếng dán tránh thai 3. Vòng tránh thai |
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Có ai hóng review chi tiết về em SRM này không