Hãi hùng bộ tộc chung sống với người đã khuất cả năm rồi mới đem đi mai táng

Quỳnh Trang 2021-03-01 14:30
- Người Toraja vẫn trò chuyện , mặc quần áo, chải tóc hoặc thậm chí chụp ảnh cùng người quá cố.

Bà Martha Kande qua đời ở tuổi 81. Con cháu sống cùng thi hài của bà trong nhà ở Indonesia suốt 7 tháng. Trong thời gian đó, gia đình họ sẽ chuẩn bị một đám tang với nhiều nghi lễ phức tạp vốn là truyền thống hàng trăm năm của người Toraja.

Tập tục sống với người đã khuất cả năm trời 

"Chúng tôi đặt linh cữu của bà trong nhà. Chúng tôi vẫn mở áo quan trước khi hạ huyệt. Gia đình tôi coi bà tôi chỉ là người ốm và vẫn mang đồ ăn nước uống cho bà mỗi ngày", Meyske Latuihamallo, cháu gái của bà Kande chia sẻ.

Toraja là một dân tộc thiểu số với khoảng một triệu người sing sống trên đảo Sulawesi, Indonesia. Sau khi người thân qua đời, người dân ở đây thường trò chuyện, mặc quần áo, chải tọc hoặc thậm chí chụp ảnh cùng người quá cố.

Hãi hùng bộ tộc chung sống với người đã khuất cả năm rồi mới đem đi mai táng

(Ảnh NPR)

Quá trình ướp xác có sử dụng dấm chua và lá trà nhưng ngày nay các gia đình thường tiêm formaldehyde vào xác chết.

"Một tuần sau, tử thi sẽ không còn bốc mùi hôi hôi nữa", hướng dẫn viên bản địa Lisa Saba Palloan cho biết.

Đám tang Rambu Solo

Tập tục này với người Toraja là bình thường nhưng với một số khác, đây là một tập tục rùng rợn, thậm chí hủ tục. Rất ít người có thể sống cạnh một xác ướp cả tháng trời, thậm chí hàng năm, trước khi tỏ lòng thành kính với người quá cố trong một đám tang theo một nghi lễ đầy bạo lực. Tuy nhiên, người Toraja tin rằng một người chỉ hoàn toàn chết và siêu thoát sau khi được người thân làm đám tang có tên "Rambu Solo".

Đám tạng Rambu Solo thường dùng trâu và lợn để tế thần. Được biết gia đìn Kande đã mất đến 1 năm để chuẩn bị cho đám tang này.

Đám tang Rambu Solo kéo dài 5 ngày, thi thể của bà Kande được đặt trong một hang an táng trên núi, nơi hài cốt còn phân chia theo cấp bậc xã hội. Một số ngôi mộ được đặt cạnh những con búp bê gỗ mặc trang phục truyền thống - đại diện cho giới quý tộc. Trong khi một số thi hài nằm trong áo quan treo vách đá - do thiếu diện tích.

Hãi hùng bộ tộc chung sống với người đã khuất cả năm rồi mới đem đi mai táng

(Ảnh NPR)

Người Toraja quan niệm lễ tang càng công phu. Linh hồn của con người càng dễ được siêu thoát và tới gần với thánh thần hơn. Nhưng chuyện gì cũng có giá của nó.

Trong đám tang của quý tộc, người ta giết thịt tới 100 con trâu để hiến tế. Với những người dân thuộc tầng lớp trung lưu, gia đình của họ cần hiến tế khoảng 8 con trâu. Mỗi đám tang "to tát" có thể ngốn tới i hai tỷ rupiah (khoảng 133.000 USD) - con số khổng lồ với một đất nước có tới hơn nửa dân số có thu nhập chỉ 5,5 USD một ngày.

Được biết, người dân ở đây thường hiến tế trâu và lợn rừng để người quá cố có "lương thực" đến cõi vĩnh hằng. Mỗi gia đình sẽ phải mất rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức để tổ chức đám tang Rambu Solo này.

Hãi hùng bộ tộc chung sống với người đã khuất cả năm rồi mới đem đi mai táng

(Ảnh NPR)

Có hàng trăm người tụ tập ở làng La'Bo dự đám tang của bà Kande, trong số đó hàng chục du khách có mặt để chụp ảnh. Thi thể của bà được đặt vào quan tài màu đỏ, hình dáng như một ngôi nhà thuyền truyền thống.

Họ hàng kéo hàng tá lợn vào làng để giết mổ, trong khi các thành viên trong nhà nhảy múa tưng bừng. Tới trưa, một con trâu tế phủ bạt xanh được khiêng vào để cắt tiết - nghi thức công nhận cái chết của bà Kande, thịt trâu trở thành bữa tối cho cả làng. Cuối cùng, gia đình đưa linh cữu bà quanh vùng như để từ biệt láng giềng.

Ngày nay, chính phủ Indonesia đang nỗ lực quảng bá tập tục của bộ tộc Toraja nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch trên đất nước vạn đảo này. Trước khi dịch Covid-19 hoành hành, khu vực người Toraja sinh sống đón hàng chục nghìn lượt khách mỗi năm.

Quỳnh Trang/Theo NPR

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 màu son cho da ngăm cực tôn da