Dân trồng đào ở Hải Dương lên mạng kêu 'giải cứu' sau khi thương lái hủy mua nguy cơ 'mất trắng'

2021-02-03 17:45
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ trồng đào ở Hải Dương ngao ngán khi số khách mua rất ít, thương lái "hủy kèo".

Những ngày này là thời điểm mua sắm hàng hóa, thực phẩm, cây hoa để đón Tết, nhưng năm nay do ảnh hưởng của Covid-19 nên không khí có phần trầm lắng ở các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Sau khi có nhiều ca dương tính được phát hiện, nhiều người dân hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, do đó các tiểu thương, hộ kinh doanh đã chuẩn bị hàng hóa Tết dồi dào "đứng ngồi không yên".

Với những hộ kinh doanh ở nơi có nhiều ca bệnh thì nỗi lo ấy càng tăng lên gấp bội. Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện các dòng status kêu gọi giải cứu đào Tết ở khu vực Hải Dương. Một nữ Facebooker đăng tải: "Thương lắm người dân trồng Đào vất vả quanh năm gần đến lúc thu hoạch thì dịch bệnh Covid bùng phát người buôn đào không thể vào khu vực Hải Dương để thu mua. Hiện nay bố mẹ em có trồng hơn 700 cành, cây".

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Nhân Chơi, khu Thanh Liễu, phường Tân Hưng, TP Hải Dương thở dài ngao ngán vì nhìn vườn đào có 700 cây nhưng hầu hết chưa có ai mua. Dịch bùng lên quá bất ngờ khiến ông Chơi trở tay không kịp.

Dân trồng đào ở Hải Dương lên mạng kêu 'giải cứu' sau khi thương lái hủy mua nguy cơ 'mất trắng'

Theo ông Chơi, từ cách đây cả tháng, thương lái đã đặt cọc 260.000 đồng/cành đào 1 năm, còn loại đào 2 năm đã đặt cọc 280.000 đồng - 300.000 đồng/cành. Cứ tưởng với chất lương đào tốt, hoa đẹp như năm nay và mức giá khá sẽ có mùa Tết bội thu. Thế nhưng, khi nghe tin về dịch bệnh ở Hải Dương, nhiều thương lái đã gọi điện hủy lấy đào và xin lấy lại tiền cọc.

Ông Chơi cho biết: "Thương lái muốn lấy lại tiền cọc thì cũng đành thôi. Bây giờ, giá bán lẻ tại vườn chỉ 100.000 đồng/cành. Nếu mang ra chợ bán thì cũng chỉ được 50.000 đồng - 60.000 đồng/cành rẻ lắm. Như gia đình tôi bây giờ có khoảng 700 cây đào, không bán được thì coi như mất trắng. Không bán được thì đành đợi sau Tết sẽ chăm sóc để cây đâm chồi rồi cuối năm tuốt lá đợi Tết sau".

Gia đình ông Chơi và nhiều hộ trong làng đã có kinh nghiệm trồng đào hàng chục năm, nhưng chưa bao giờ gặp tình cảnh thế này. Trước đây, có một số năm xảy ra đào nở sớm do trời ấm hoặc có năm đào nở muộn nhưng không gây thiệt hại nhiều.

"Từ nhỏ đến bây giờ, tôi mới thấy dịch bệnh ảnh hưởng như vậy. Chưa bao giờ có tình trạng cả vườn đào không ai mua thế này", ông Chơi chia sẻ.

Năm ngoái tầm này kín ô tô đến chở đào, còn năm nay...

Trước khi dịch đến, ông Chơi cùng nhiều người trong làng cũng thấp thỏm sợ rằng dịch trở lại. Tuy nhiên, ý thức người dân cùng công tác phòng dịch tốt nên ông Chơi cũng không mấy lo lắng. Thế nhưng, điều lo lắng đã xảy ra và nay không ai còn muốn mua đào giữa mùa dịch.

"Ban đầu, tôi dự tính bán một cành là 260.000 đồng, nếu có xuống cũng chỉ ở mức 250.000 đồng. Với 70 gốc đào, gia đình tôi dự tính thu khoảng 170 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí về công chăm, thuốc sâu, lân đạm, cây giống... thì được cả trăm triệu nhưng năm nay thì coi như khả năng không được đồng nào", ông Chơi giãi bày.

Tuy nhiên, số lượng gốc đào của ông Chất còn ít so với nhiều người trong làng. Ví dụ như em ông Chất trồng số lượng hàng ngàn gốc, nếu khôn bán được thì coi như tiền tỷ "ra đi". 

Dân trồng đào ở Hải Dương lên mạng kêu 'giải cứu' sau khi thương lái hủy mua nguy cơ 'mất trắng'

 

Sau khi câu chuyện kêu gọi "giải cứu" đào được đăng tải, nhiều người liên hệ mua đào nhờ sức lan tỏa mạnh. Tuy nhiên, có nhiều ca bệnh ở Chí Linh nên thương lái cũng không đến thu mua, xe vận chuyển ảnh hưởng... Mặc dù, có nhiều người chung tay mua để hỗ trợ nhưng chỉ 1-2 cành cũng không thấm vào đâu so với việc phải đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh khác hoặc vào tận miền Nam.

Nhìn các gốc đào đang đến độ thu hoạch mà không ai hỏi mua, ông Chơi nặng trĩu lòng. Công sức chăm sóc cả năm có nguy cơ "đổ sông đổ bể". "Thời điểm này năm ngoái cho đến 25 Tết, đường làng lúc nào cũng chật kín xe của các thương lái đến thu mua. Năm nay, số khách đến mua giảm, số xe của thương lái chỉ lẻ tẻ vài ba xe nhỏ không đáng kể", ông Chơi cho hay. 

 

Trong khi đó, gia đình anh Vũ Đăng Quang (Hải Dương) cũng có vườn đào với hàng trăm gốc. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua giảm mạnh so với những năm trước. Có thương lái đến thu mua nhưng bị ép giá song vẫn đành bán.

"Mức giá bị thương lái ép hầu hết giảm một nửa, ví dụ như một cành đào 300.000 đồng thì bị ép giá xuống còn 150.000 đồng, cành nhỏ hơn lẽ ra có giá 200.000 đồng thì bị ép xuống còn 100.000 đồng", anh Quang cho hay.

Với những hộ trồng đào như gia đình anh Quang, bây giờ mong mỏi lớn nhất là thu hồi được vốn đã là khó chứ không nghĩ đến chuyện lời lãi. Bởi vì lượng khách mua giảm sút, nhiều người ở xa không nhập về khiến tình cảnh ế ẩm kéo dài những ngày qua.

 

 

UBND Thành phố Hải Dương vừa có công văn số 281/UBND -KT ngày 1.2.2021 về việc hỗ trợ nông dân trồng đào trên địa bàn TP. Hải Dương.

Cụ thể, tại văn bản gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, thương lái, người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ ngày 27.1, đại dịch COVID-19 bùng phát bất ngờ tại tỉnh Hải Dương tác động mạnh đến kinh tế - xã hội và đời sống người dân tỉnh Hải Dương nói chung và người dân thành phố Hải Dương nói riêng.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Dương có 275 ha trồng cây hoa đào Tết (bao gồm cả đào thế và đào cành) đang trong thời kỳ bán cho dân trong dịp Tết Tân Sửu. Các diện tích trồng cây hoa đào Tết tập trung chủ yếu ở tập trung ở phường Hải Tân, phường Tân Hưng, phường Thạch Khôi, xã Gia Xuyên, xã Liên Hồng.

Anh Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chốt thời gian nghỉ Tết của học sinh Hà Nội