Tăng mức đóng và quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế từ 1/7/2023 ai cũng cần biết
Tin liên quan
Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, mức đóng và chế độ, quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế cũng được điều chỉnh phù hợp với quy định mới.
Mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức, viên chức
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 và điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, cán bộ, công chức viên chức sẽ phải đóng quỹ Bảo hiểm y tế theo tỷ lệ sau: Mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức, viên chức = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hộ bắt buộc của nhóm đối tượng này là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Vì vậy, khi lương cơ sở tăng từ ngày 1/7, mức đóng bảo hiểm y tế của nhóm này cũng sẽ tăng theo. Mức tăng cụ thể sẽ phụ thuộc vào hệ số lương mà người đó đang được nhận. Từ ngày 1/7, mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của nhóm này sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng.
(Ảnh minh họa)
Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Theo quy định, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo mức sau: Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mặc dù mức lương cơ sở không ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động, nhưng lại tác động đến mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của nhóm này. Bởi theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa chỉ bằng 20 tháng lương cơ sở.
Như vậy, khi lương cơ sở tăng, mức đóng bảo hiểm y tế tối đa của người lao động cũng sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng.
Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở.
Người thứ hai: 70% mức đóng của người thứ nhất (3,15% mức lương cơ sở).
Người thứ ba: 60% mức đóng của người thứ nhất (2,7% mức lương cơ sở).
Người thứ tư: 50% mức đóng của người thứ nhất (2,25% mức lương cơ sở).
Người thứ năm trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất (1,8% mức lương cơ sở).
Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT hộ gia đình như sau:
Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm (trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm).
Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm (trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm).
Người thứ ba: 48.600 đồng/tháng; 583.200 đồng/năm (trước 1/7: 40.230 đồng/tháng; 482.760 đồng/năm).
Người thứ tư: 40.500 đồng/tháng; 486.000 đồng/năm (trước 1/7: 33.525 đồng/tháng; 402.300 đồng/năm).
Người thứ năm trở đi: 32.400 đồng/tháng; 388.800 đồng/năm (trước 1/7: 26.820 đồng/tháng; 321.480 đồng/năm).
Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên
Theo quy định, đối tượng học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đóng với bảo hiểm y tế theo mức sau: Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở.
Từ 1/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế của nhóm này sẽ tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng.
Ni Trần (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất