Khóa thuê bao chưa chuẩn thông tin từ 31/3: Tin nhắn yêu cầu cập nhật thông tin thuê bao thế nào là chuẩn?

2023-03-17 11:09
- Để tránh những tin nhắn giả mạo nhà mạng, chủ thuê bao cần nắm được cách xác định tin nhắn yêu cầu cập nhật, kiểm tra thông tin thuê bao.

Sau khi Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao (SIM điện thoại) có thông tin không chính xác. Những ngày qua, nhiều chủ thuê bao trên cả nước nhận được tin nhắn thông báo từ các nhà mạng yêu cầu cập nhật và kiểm tra thông tin thuê bao.

Tuy nhiên cũng không ít thuê bao nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi giả mạo từ các đầu số cá nhân, hoặc các đầu số cá nhân nhưng hiện thị các brandname với tên khách nhau.

Theo đó, người dùng cần chú ý, nếu thấy tin nhắn từ bradname của nhà mạng (Viettel, VinaPhone, Mobifone), thông báo về việc mời cập nhật, kiểm tra thông tin thuê bao hoặc thông báo về việc số thuê bao chưa trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì người dân nên thực hiện theo cách hướng dẫn của nhà mạng, để tránh trường hợp bị khóa SIM sau 31/3.

Khóa thuê bao chưa chuẩn thông tin tư 31/3: Tin nhắn yêu cầu cập nhật, kiểm tra thông tin thuê bao thế nào là chuẩn?

Nhận được tin nhắn từ bradname của nhà mạng (Viettel, VinaPhone, Mobifone) thì người dân nên thực hiện theo cách hướng dẫn của nhà mạng, để tránh trường hợp bị khóa SIM sau 31/3. 

Tùy vào nhà mạng mà cú pháp nhắn tin sẽ khác nhau, nhưng các tin nhắn hợp lệ, chính quy đều phải được gửi đi từ brandname của nhà mạng.

Như vậy, các thuê bao nhận được thông báo từ brandname của nhà mạng đồng nghĩa với việc thông tin trên thuê bao không đúng quy định hoặc chưa trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nhà mạng sẽ nhắn tin 5 lần trong vòng 5 ngày liên tiếp. Sau khi nhận được thông báo, người dùng có 15 ngày để cập nhật, kiểm tra thông tin thuê bao trước khi khóa liên lạc một chiều.

Một thuê bao được coi là có thông tin đúng quy định, hợp lệ nếu thông tin đáp ứng các yêu cầu của Cục Viễn thông đưa ra, dựa trên hướng dẫn của Bộ Công an về các trường thông tin trên chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

Để kiểm tra số điện thoại của mình có thông tin thuê bao chính xác, chính chủ hay chưa, người dân có thể soạn tin nhắn TTTB gửi 1414.

Nếu tin nhắn trả về thông báo, bạn cần cập nhật lại thông tin thuê bao chính xác, người dân có 2 cách:

- Nếu không phải sim chính chủ, người dùng cần ra các điểm giao dịch của nhà mạng để được hỗ trợ cập nhật thông tin chính chủ.

- Nếu chỉ là cập nhật lại thông tin cá nhân, có thể ngồi ngay tại nhà, cập nhật qua ứng dụng của nhà mạng.

Từ 31/3 các thuê bao sai sót thông tin nếu chưa cập nhật lại sẽ bị khoá 1 chiều. Đến 15/4 sẽ bị khóa 2 chiều. Ngày15/5 sim sẽ bị thu hồi, nhà mạng chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông.

Cảnh báo giả mạo nhà mạng yêu cầu cập nhật thông tin chủ thuê bao

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: tới đây tình trạng tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo để chiếm đoạt thông tin người dùng điện thoại có thể sẽ bùng phát.

Thủ đoạn của các đối tượng sẽ là nhắn tin giả mạo nhà mạng, cảnh báo chủ thuê bao có thể bị khóa sim, sau đó yêu cầu chủ thuê bao cung cấp thông tin cá nhân để nâng cấp sim. Từ các thông tin này, các đối tượng có thể đánh cắp thông tin cá nhân, thực hiện giao dịch ngân hàng, chiếm đoạt tiền.

Thủ đoạn này đã từng xuất hiện vào cuối năm ngoái nhưng nay có thể sẽ bùng phát trở lại khi tới đây, người dân được yêu cầu chuẩn hóa thông tin chủ thuê bao trước 31/3.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân kiểm tra thông tin từ nguồn chính thống, khi cần cập nhật thông tin cá nhân thì cần trực tiếp làm việc tại các cơ sở giao dịch của nhà mạng.

PV (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Điểm mặt 6 con giáp là khắc tinh của nhau