Hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn: Nhan sắc diễm lệ và cuộc đời bi ai, nghiệt ngã đầy xót xa

2021-11-04 10:55
- Sở hữu nhan sắc trời phú, bước lên ngôi vị cao nhất của cuộc thi sắc đẹp, không lựa chọn lối sống xa hoa, buông thả mà giữ gìn phẩm giá… ấy thế nhưng cuộc đời của cô ba Trà lại có kết cục đầy bi thảm khiến ai cũng phải xót thương.

Giai thoại về những mỹ nhân xưa vẫn luôn là chủ đề khiến hậu thế phải quan tâm, tìm hiểu. Trong số rất nhiều những nhân vật giai nhân Sài Gòn, có lẽ, cuộc đời của “Cô Ba Sài Gòn”  là cái tên được biết đến nhiều hơn cả. Trên thực tế, vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, có 2 mỹ nữ nổi tiếng xinh đẹp, kiều diễm đều được gọi là “Cô Ba Sài Gòn” là Ba Trà và Ba Thiệu. Cùng xinh đẹp nức tiếng thế nhưng số phận của hai người hoàn toàn khác nhau. Và cuộc đời của cô Ba Thiệu là người để lại nhiều xót thương nhất cho người đời sau. Cuộc đời của bà quả thực gói gọn trong 4 từ “Hồng nhan bạc phận”.

Hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn: Nhan sắc diễm lệ và cuộc đời bi ai, nghiệt ngã đầy xót xa

Vượt cả trăm thí sinh để trở thành Miss Sài Gòn

Cô Ba Thiệu quê gốc ở Trà Vinh. Cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình quyền thế, gia phong. Cha của cô là thầy Thông Chánh – người nắm giữ quyền ở tỉnh lị. Chính bởi lớn lên trong một gia đình nề nếp, lễ giáo như vậy nên ngay từ nhỏ cô đã được tạo điều kiện cho học hành một cách tử tế, hình thành nên sự hiểu biết, nhân cách tốt đẹp của cô Ba Thiệu.

Nhưng sự ưu tú của cô Ba Thiệu không chỉ đến từ tri thức hay đạo đức, cô nổi tiếng khắp cả Nam Kỳ bởi nhan sắc trời phú xuất chúng. Vẻ đẹp của cô được sử sách sau này ghi lại: “Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhân tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Bưu điện" (Trích sách Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển).

Năm 1865, Cuộc thi Hoa hậu đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn với tên gọi “Miss Sài Gòn”. Cuộc thi cho phép người đẹp đến từ các vùng lân cận với Sài Gòn được tham dự. Cô Bà Thiệu cũng đăng kí tham gia. Vượt qua gần 100 cô gái, danh hiệu Hoa hâu đã thuộc về cô. Ba Thiệu. Cô chính thức trở thành Hoa hậu Sài Gòn đầu tiên.

Có thể nói, cô Ba Thiệu là mỹ nữ sở hữu rất nhiều thứ “đầu tiên”. Với nhan sắc ấn tượng, chân dung của cô đã được in thành tem và phát hành với số lượng lớn chưa từng có ở Đông Dương. Cô cũng là người phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện trên tem.

Chân dung hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn: Nhan sắc diễm lệ và cuộc đời bi ai, nghiệt ngã

Hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn: Nhan sắc diễm lệ và cuộc đời bi ai, nghiệt ngã đầy xót xa

Sau này, hình ảnh của cô Ba Thiệu còn được hiệu buôn xà bông của ông Trương Văn Bền sử dụng làm người mẫu, in lên các sản phẩm bán ra thị trường. Sự kiện này cũng đánh dấu việc cô Ba là “người mẫu thương hiệu” đầu tiên gắn với doanh nghiệp, thương hiệu Việt. Sức ảnh hưởng của loại “xà bông cô Ba” thời đó lớn tới mức còn đánh bật được cả sự độc quyền của Hãng xà bông Marseille của Pháp thời đó.

Hoa hậu giản dị, chân chất như gái quê

Sở hữu nhan sắc nổi bật, đoạt danh hiệu cao quý nhưng cô Ba Thiệu có lối sống hoàn toàn khác những mỹ nhân nức tiếng thời bấy giờ. Cùng thời điểm đó, ở Sài Gòn có nhiều người đẹp nức tiếng như cô Ba Trà, Tư Nhị, Sáu Hương… Các cô gái này làm bao nhiêu đại gia, công tử, quan Pháp si mê. Đa phần trong số đó đều cuốn theo vòng xoáy, cặp kè, ăn chơi phóng khoáng, tiêu tiền không tiếc tay, vì được các đại gia bao nuôi, cung phụng… Thậm chí nhiều công tử còn tán gia bại sản, trắng tay vì chạy theo chiều các người đẹp. Nhưng cô Ba Thiệu lại chọn cho mình lối sống khác hoàn toàn.

Hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn: Nhan sắc diễm lệ và cuộc đời bi ai, nghiệt ngã đầy xót xa

Chuyện cũ ghi lại rằng, nhiều người Pháp đã từng đề nghị cô chụp ảnh để đăng lên báo chính quốc. yêu cầu của họ là cô mặc trang phục áo tắm. Tuy nhiên, cô Ba Thiệu là xuất thân trong một gia đình nho giáo nên cô không quen với văn hóa này. Chính vì vậy trước những lời mời đó, cô đều từ chối.

Đoạt vương miện Hoa hậu thế nhưng cô Ba Thiệu sống rất giản dị, chân chất, chẳng khác nào một gái quê chính hiệu. Sau đó, cô còn bỏ lại ánh hào quang, sự hấp dẫn của tiền bạc, không chấp nhận lối sống ngoại lai để lui về sống cuộc đời bình thường rồi lấy chồng.

Kết cục bi thương của người con gái nhan sắc tuyệt mỹ

Những tưởng chọn cuộc sống rời xa chốn phồn hoa đô hội, không cuốn vào ăn chơi sa đọa cô sẽ được hưởng sự bình yên, thế nhưng cuộc đời của cô Ba Thiệu là một bi kịch đau lòng.

Oan nghiệt bắt đầu bởi việc mẹ của cô Ba Thiệu có nhan sắc rất xinh đẹp. Mặc dù đã có tuổi, có chồng, có con thế nhưng bà vẫn bị một tên biện lý người Pháp tên là Jaboin tán tỉnh, trêu ghẹo. Hắn ỷ thế cậy quyền nên công khai chọc ghẹo bà. Trong 1 lần nhìn thấy cảnh vợ bị gã đàn ông khác sàm sỡ, thầy Thông Chánh – bố của cô Ba Trà đã rút súng bắn chết Jaboin.

Chân dung hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn: Nhan sắc diễm lệ và cuộc đời bi ai, nghiệt ngã

Lịch sử sau đó ghi lại với những thông tin khác nhau. Trong Truyện thơ Thầy Thông Chánh do một tác giả khuyết danh ở Trà Vinh sáng tác rồi truyền miệng rộng rãi ở miền Tây thì cho rằng sau khi bố cô Ba Thiệu bắn chết tên biện lý, ông bị chính quyền Pháp bắt và xử tử. Cô Ba Thiệu cũng bị bắt giam theo nhưng tự tử chết.

Còn trong cuốn Hỏi đáp về Sài Gòn – TP HCM của nhiều tác giả xuất bản năm 2006 lại viết rằng, thực chất cô Ba mới là người bắn chết tên biện lý Jaboin. Chính vì vậy cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 rồi xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh.

Mặc dù câu chuyện thực tế là như thế nào thì cung đều có chung một cái kết đầy bi thương cho người phụ nữ đẹp nhất Sài Gòn 1 thời.

Ni Trần (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cô đơn chính là nỗi sợ hãi lớn nhất của 4 con giáp này