Cúng Rằm Tháng 7 ngày nào là tốt nhất?

2023-08-23 17:48
- Theo quan niệm dân gian, cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 (tức mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch).

Cúng ngày rằm vào ngày nào tốt?

Rằm tháng 7 năm 2023 nhằm ngày thứ tư, ngày 30/8/2023 dương lịch. (Tức ngày Canh Thân, tháng Canh Thân, năm Quý Mão).

Theo quan niệm dân gian, cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 (tức mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch). Ngày cúng rằm tháng 7 đẹp nhất được xem là ngày 28/8 (tức 13/7 âm lịch), trong ngày này có thể thuận lợi cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cần có gì?

Đối với văn hóa người Việt, mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cần được chuẩn bị cẩn thận để thể hiện lòng thành với đức Phật, thần linh, gia tiên và chúng sinh. Việc chuẩn bị mấy mâm cúng, mỗi mâm có bao nhiêu món, độ thịnh soạn ra sao... tùy thuộc quan niệm và hoàn cảnh mỗi nhà. Điều cần thiết nhất là bạn chuẩn bị nó với lòng thành kính, đảm bảo sạch sẽ, tươi ngon.

Với những gia đình muốn có lễ cúng rằm tháng 7 thật đầy đủ, chu đáo, có thể tham khảo các gợi ý sau.

Cúng Rằm Tháng 7 ngày nào là tốt nhất?

Mâm cúng Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.

Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

Mâm cúng thần linh, gia tiên

Cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép...

Mâm cúng chúng sinh

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau: muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong); cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ); hoa quả (5 loại 5 màu), các loại bỏng ngô, bánh, kẹo; 12 cục đường thẻ, quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...); tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã; 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ), nhang và nến.

AM (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cát-xê dàn ca sĩ Việt: Hà Hồ 1,5 tỷ dự event, Lệ Quyên hát đám cưới 15k đô