Bố về quê có việc, con gái 6 tuổi bị vợ chồng cô ruột đánh đập tàn bạo: Lời khai gây phẫn nộ

2021-07-17 19:57
- Do bận việc ở quê, bố gửi con nhờ cô ruột chăm sóc, không ngờ con bị vợ chồng người em của mình đánh đập dã man.

Báo CAND đưa tin, ngày 17/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Uyên (Bình Dương) tạm giữ hình sự Đoàn Thị Biểu (SN 1989, quê An Giang) cùng chồng là Trần Văn Đông (SN 1992, quê Sóc Trăng, là chồng của Biểu) để điều tra làm rõ hành vi "bạo hành trẻ em".

Bố về quê có việc, con gái 6 tuổi bị vợ chồng cô ruột đánh đập tàn bạo: Lời khai gây phẫn nộ

Hai đối tượng tại cơ quan công an

Trước đó, qua tiếp nhận thông tin của người dân về việc phát hiện đối tượng bạo hành trẻ em xảy trên địa bàn, Công an thị xã Tân Uyên đã khẩn trương vào cuộc. Nạn nhận trong vụ bạo hành được xác định là bé Đ.T.T.V. (6 tuổi, quê An Giang).

Trước đó, do bố phải về quê có việc nên bé V. được gửi cho vợ chồng cô ruột là Biểu cùng Đông chăm sóc.

Bố về quê có việc, con gái 6 tuổi bị vợ chồng cô ruột đánh đập tàn bạo: Lời khai gây phẫn nộ

Những vết thương trên người bé gái 6 tuổi. 

Thế nhưng, trong thời gian ở đây, bé V. nhiều lần bị 2 vợ chồng cô ruột là Biểu và Đông dùng roi, tay chân đánh đập dã man, gây nhiều thương tích trên cơ thể. Tại cơ quan công an, 2 đối tượng đã thừa nhận hành vi trên và khai nhận việc đánh V. là do cháu thường xuyên tự ý bỏ ra ngoài vui chơi với bạn.

Qua vụ việc, Công an thị xã Tân Uyên đề nghị mỗi gia đình và cộng đồng xã hội cùng chung tay để bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Khi phát hiện xảy ra bạo lực và xâm hại trẻ em, nhanh chóng thông báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xử lý.

 

 

Hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.

Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.

Ngoài bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:

- Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

- Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu… (Điều 185)

Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

- Tội hành hạ người khác (Điều 140)

Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Các mức phạt nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, mức phạt thực tế đối với từng sự việc bạo hành trẻ em còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.


  Mi Trần (Tổng hợp) 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lee Min Ho bị Dispatch tung loạt ảnh hẹn hò Yeonwoo (MOMOLAND) nhưng công ty quản lý liền phủ nhận