Cách bảo quản bánh chưng nhiều ngày sau Tết
2016-02-10 19:59
- Bánh chưng cần được để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để trong tủ bếp kín làm cho phần nhân bên trong dễ bị chảy nước, bốc mùi, nấm mốc.
Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều gia đình vẫn còn dư lại không ít bánh chưng. Nếu không bảo quản cẩn thận, bánh chưng có thể bị hỏng hoặc ôi thiu. Dưới đây là các mẹo để có thể giữ bánh chưng thơm, ngon, không bị hỏng.
Bánh có để được lâu hay không chịu ảnh hưởng một phần từ công đoạn gói bánh. Khi gói bánh, cần dùng lá dong đã được luộc qua, không nên gói bằng lá sống. Bánh chưng mới vớt ra lò còn nóng thì nên treo nơi thoáng mát chờ cho bánh nguội. Tuyệt đối không để trong túi nilong hoặc nơi nhiệt độ cao sẽ làm bánh hầm hơi và nhanh hỏng hơn.
Xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Mỗi cái bánh, được gói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn. Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn. Nếu cần lưu trữ bánh lâu, tốt nhất là bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh. Trong quá trình bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.
Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết là không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.
Để ở ngăn mát, nơi khô ráo
Bánh chưng cần được để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để trong tủ bếp kín làm cho phần nhân bên trong dễ bị chảy nước, bốc mùi, nấm mốc. Nơi để bánh không có nước, ẩm hay mốc, tránh ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Với những gia đình không có tủ lạnh, có thể treo bánh lên cao để tránh ẩm mốc. Tuy nhiên, các vị trí này phải tránh chuột, gián, côn trùng đục khoét.
Để trong tủ lạnh sẽ an tâm hơn nhưng bánh nhanh cứng. Khi bảo quản bánh trong tủ lạnh phải để ở mức nhiệt 5-10 độ C ở ngăn mát, không để ở ngăn đá. Bánh có thể cắt ăn dần nhưng cắt đến đâu ăn hết tới đó, phần còn lại phải bọc màng bọc thực phẩm để bánh không bị hút hết chất ẩm dẫn đến khô, cứng, giảm độ ngon.
Bánh đã được bóc phải bảo quản trong tủ lạnh không để bên ngoài. Bởi như vậy nấm mốc rất dễ tấn công làm ôi thiu.
Bánh chưng để được lâu còn phụ thuộc việc sau khi luộc cần phải rửa toàn bộ bánh bằng nước lạnh để hết lớp nhựa bên ngoài. Sau đó, xếp bánh thành nhiều lớp. Để bánh ngon hơn có thể dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn.
Hơn thế, vì tiếc nên khi phát hiện bánh mốc vỏ, nhiều người lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy.
Tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm. Vì thế, người dân không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn.
Vũ Minh
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Xem thêm: Cách gói bánh chưng không cần khuôn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Chốt thời gian nghỉ Tết của học sinh Hà Nội