Sự thật tàn nhẫn về cực hình “hoạn” phụ nữ thời Trung Quốc cổ đại

2016-05-25 14:36
- Được nhắc tới như một cực hình, quá trình thực hiện "cung hình" với phụ nữ Trung Quốc thời xưa diễn ra vô cùng đẫm máu và tàn bạo.
Cố chấp với quan niệm "nam tôn nữ ti", các triều đại phong kiến Trung Hoa đều mang tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Trong xã hội ấy, người phụ nữ phải sống một cuộc sống phụ thuộc vào đàn ông, không hề có địa vị, tiếng nói, quyền lợi.
Thậm chí, ngay cả khi chỉ mắc một sai lầm nhỏ, họ vẫn bị "nghiêm phạt" bằng những cực hình khiến người đời không khỏi "rợn tóc gáy" như tẩm trư lung (cho vào rọ heo thả trôi sông), mộc lư (dùng dương vật giả cắm trên yên ngựa gỗ để phá âm đạo)…
Phong kiến Trung Quốc từng tồn tại "ngũ đại cực hình" khiến người đời chỉ nghe cũng đã thấy lạnh người. Theo đó, năm hình phạt dã man này bao gồm ích (xử tử), cung (hoạn), phí (chặt chân), nhị (xẻo mũi), mặc (xăm chữ lên mặt).
Tất cả những hình phạt trên đều từng áp dụng với phụ nữ, thậm chí còn thi hành tương đối phổ biến. Trong số đó, "cung hình" là hình phạt gây ám ảnh nhất. Đây cũng là cực hình bí ẩn để lại nhiều thắc mắc đối với hậu thế.
Ngàn lẻ câu hỏi xoay quanh việc "hoạn" phụ nữ
Về hình phạt này, cổ thư từng lưu truyền lại câu nói: "Nam tử cát thế, nữ tử u bế". Theo đó, hai chữ "cát thế" dùng để chỉ việc cắt bỏ tinh hoàn hoặc dương vật ở nam giới, thường được biết tới phổ biến với các tên gọi như: "hoạn", "tịnh thân", "thiến"…
Tuy vậy, hai chữ "u bế" trong hình phạt dành cho phụ nữ lại khiến cho hậu thế rất khó hình dung. Do sự khác biệt về sinh lý giữa cơ thể nữ giới và nam giới, việc thi hành "cung hình" ở phụ nữ không hề đơn giản như đối với đàn ông.
Từng có một thời gian dài, nhiều người giải thích rằng hình phạt "nữ tử u bế" được tiến hành bằng cách giam cầm phụ nữ để họ không được tiếp xúc với nam giới, cũng không thể quan hệ tình dục.
Kỳ thực, các lý giải này có nhiều điểm đáng ngờ. Hơn nữa, nếu "u bế" thực sự mang hàm ý giam cầm, vậy "cung hình" ở nữ giới rất không tương xứng với việc "hoạn", "thiến" đối với nam giới. Do đó, cách lý giải trên gặp phải sự phản đối gay gắt từ phía các học giả.
Đại diện cho luồng ý kiến phản đối quan niệm trên, học giả Diệp Linh Phượng trong tác phẩm "Trò cười u bế" đã bình giải:
"Ở Trung Hoa cổ đại, cung hình đối với phụ nữ được tiến hành bằng các thủ thuật nhằm bít kín âm đạo, khiến cho người đó không thể giao hợp. Cái tên 'u bế' khiến cho nhiều người làm tưởng đây là hình phạt lao tù, quả thật khiến người ta cười ra nước mắt!"
Theo quan điểm của mình, học giả Diệp cho rằng hình phạt "u bế" đối với phụ nữ được tiến hành bằng phương pháp… phẫu thuật.
Ý kiến trên nhận được nhiều sự tán đồng, bởi dã sử Trung Hoa không ít lần từng ghi lại những vụ việc liên quan tới hình phạt khâu kín âm đạo.
Mặc dù là một phương pháp tàn bạo, phi nhân tính, nhưng hình thức này lại được sử dụng phổ biến trong dân gian nhằm mục đích răn đe, trả thù riêng.
Những giả thuyết đẫm máu về việc "cung hình" phụ nữ
Trong cuốn "Bệnh hậu tạp đàm", Lỗ Tấn cũng từng đề cập tới hình phạt "u bế". Ông viết:
"Loại hình phạt này từ trước tới nay được nhắc tới không nhiều, nhưng chắc chắn không phải là giam cầm về thể xác, mà được tiến hành bằng cách khâu lại âm đạo".
Lỗ Tấn cũng viết thêm: "Xem xét kỹ càng, ta còn nhận ra một điểm tương đối quan trọng. Mặc dù là một hình phạt hung ác, nhưng phương pháp này vừa vặn giống như tiến hành giải phẫu, khiến cho người ta không khỏi giật mình."
Từ đây, Lỗ Tấn cung cấp cho chúng ta một manh mối: Quá trình thực hiện "u bế" được tiến hành bằng tay và có nhiều điểm tương đồng với giải phẫu.
Theo quan điểm của học giả Diệp Linh Phượng cùng cách giải thích của Lỗ Tấn, các học giả Trung Quốc đã khoanh vùng và lựa chọn ra 2 giả thuyết tương đối sát với chân tướng thực sự của hình phạt man rợn này.
Sự thật tàn nhẫn về cực hình “hoạn” phụ nữ thời Trung Quốc cổ đại

 

Có giả thuyết cho rằng "u bế" là việc dùng ngoại lực tác động vào bụng để làm hỏng tử cung phụ nữ. (Tranh minh họa: nguồn kklishi.com). 
Giả thuyết đầu tiên xuất phát từ học giả Vương Triệu Vân sống vào thời nhà Minh. Sử cũ ghi lại, khi trao đổi với Ngoại lang Hình bộ là Hứa Công, Vương Triệu Vân đã từng thắc mắc về việc tiến hành "cung hình" ở nữ giới.
Hứa Công giải thích: "Dùng gậy gỗ đánh vào bụng của người đó để dạ con sa xuống, khiến cho phạm nhân chỉ có thể bài tiết, còn khả năng giao hợp lại bị phế vĩnh viễn."
Dựa theo giả thuyết này kết hợp cùng nguyên lý giải phẫu hiện đại, ta có thể hiểu như sau: Những tư liệu của Vương Triệu Vân khẳng định, hình phạt "u bế" ở phụ nữ được tiến hành bằng cách dùng gậy đánh đến hỏng tử cung hoặc phá hủy niêm mạc âm đạo.
Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể ngăn cản phụ nữ mang thai, chứ không loại bỏ khả năng sinh hoạt tình dục của họ.
Giả thuyết còn lại xuất phát từ ý kiến của một học giả thời nhà Minh khác có tên là Chu Kỳ.
Theo ông, "u bế là loại bỏ triệt để dạ con, khiến cho người đó không còn khả năng sinh sản".
Nói như Chu Kỳ, hình phạt này cũng giống như cách thức triệt sản cho động vật, nhưng tư liệu của học giả này để lại quá ít, khiến cho hậu thế không thể hiểu tường tận.
Cùng đồng ý với quan điểm của Chu Kỳ, học giả Từ Thụ Phi lại đưa ra lý giải chi tiết hơn. Ông viết: "Có câu ‘nam tử cát thế, nữ tử u bế’, nhưng lại không rõ ‘u bế’ mang hàm ý gì. Nay ta đã hiểu, đó thực chất là việc cắt gân, cắt thịt ở vùng kín, khiến cho dục tâm bị cắt đứt hoàn toàn."
So với các loại giả thuyết kể trên, giả thuyết này càng thêm phần đẫm máu, tàn bạo, nhưng khó có thể phủ nhận rằng đây chính là cách lý giải hợp lý nhất về "cung hình" đối với phụ nữ.
Theo Thế giới Trẻ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập chỉ 4 phút mà giúp bạn gái giảm liền 7cm, 'diệt sạch' mỡ bụng trong 'nháy mắt'