Nếu phà chìm, làm sao thoát thân giữa biển nước?

2015-03-14 22:57
- Tàu, phà chìm vẫn xảy ra hàng năm ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các mẹo để thoát thân giữa biển nước.

Hôm 13/3, một chiếc phà đã bị chìm ngoài khơi phía Tây Myanmar khiến 21 người thiệt mạng. Chiếc phà Aung Takon gặp nạn khi đang trên hành trình từ Kyaukphyu tới Sittwe ở bang Rakhine. Vào thời điểm gặp nạn chiếc phà chở hơn 200 hành khách.

Ông Pyay Nyein - quan chức cao cấp của Bộ Giao thông Nội địa nói: "20 thi thể được tìm thấy trong khi đó 27 thi thể vẫn còn mất tích. Nhân viên cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm các thi thể mất tích".

Hãng Reuters dẫn lời của Bộ Giao thông Vận tải Myanmar nói, chiếc phà bị nhấn chìm do sóng lớn, 167 hành khách đã được cứu.

Một tiểu thương ở Taunggok giấu tên nói: "Thông thường, số vé bán ra không phải là cơ sở để xác định hành khách. Vì vậy số người mất tích có thể nhiều hơn 27. Nhưng cơ hội tìm kiếm các thi thể trong thời tiết xấu là điều mong manh".

Nhiều vụ chìm phà kinh hoàng

Hồi năm 2008, tại Myanmar cũng từng xảy ra vụ chìm phà khiến 38 người chết. Chiếc phà gặp nạn có tên là Myo Pa Pa Tun đang trong lộ trình đi từ làng Pakeikkyi tới Myaungmya phía Tây Yangon.

Hồi năm 2014, dư luận thế giới rúng động trước vụ chìm phà kinh hoàng Sewol ở Hàn Quốc. Chiếc phà Sewol vào thời điểm mất tích chở 474 hành khách. Mặc dù lực lượng cứu hộ đã cố gắng nhưng vẫn có 300 người mất tích. Đây là vụ chìm phà kinh hoàng nhất kể từ năm 1993 ở Hàn Quốc.

Vụ chìm phà Sewol kinh hoàng.

Trong số các hành khách có hơn 300 em học sinh một trường cấp 2 đang đi dã ngoại. Thuyền trưởng phà Sewol là Joon-seok bị tòa án tuyên phạt 36 năm tù vì bỏ mặc hành khách khi phà chìm, kỹ sư trưởng của tàu lĩnh án 30 năm tù, thành viên khác trên phà nhận mức án cao nhất lên đến 20 năm tù.

Tại Việt Nam hiện nay, phà đang hoạt động rất ít. Bởi vì, hệ thống đường sá, cầu cống đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, mối hiểm nguy chực chờ đáng lo ngại là những chuyến đò ngang cũ kỹ, chở đông người hoặc thiếu các thiết bị an toàn đặc biệt là phao cứu sinh.

Khoản 6, điều 26 Nghị định 09/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Trong đó, quy định, đò chở dư một người chỉ bị phạt từ 10.000 - 30.000 đồng; không trang bị đủ thiết bị, dụng cụ cứu sinh chỉ bị phạt từ 50.000 - 100.000 đồng.

Thế nhưng ở một số địa phương, những chuyến đò ngang thô sơ thiếu áo phao hoặc áo phao có nhưng cũng chỉ là hình thức vẫn còn tồn tại. Đặt ra lo ngại về mức độ an toàn đặc biệt mùa mưa lũ.

Vì vậy, ngoài ý thức của người dân, trách nhiệm của chủ đò thì các cơ quan chức năng cần tuyên truyền hơn nữa để người dân thấy rõ được tầm quan trọng của áo phao khi đi đò.

Bí quyết sống sót khi tàu, phà chìm               
      
Khi tàu, phà gần chìm, cần bình tĩnh để xuống những vật dụng, đồ dùng không cần thiết. Chuẩn bị áo phao để mặc đúng quy cách đề phòng lúc khẩn cấp sẽ nhảy xuống nước.
Khi có sự cố trên tàu, phà chắc chắn nhiều hành khách sẽ lộn xộn, mất bình tĩnh. Tuy nhiên, bí kíp để sống sót là phải bình tĩnh đưa ra các quyết định. Sự bình tĩnh giúp bạn mặc áo phao đúng cách, nhận biết lúc nào là nguy hiểm, xác định vị trí tiếp cận với tàu cứu hộ.
Nếu có xuồng cứu hộ cần cho xuồng cứu hộ xuống nước, nhớ kèm theo các vật dụng cần thiết như đèn pin, băng gạc hoặc đồ ăn, thực phẩm. Tuyệt đối tránh sự chen lán, xô đẩy có thể dẫn đến nguy hiểm.
Nếu không có xuồng cứu hộ, khi khẩn cấp, bạn phải nhảy xuống nước. Có thể mặc áo phao hoặc bám vào phao tròn.

    

Giúp đỡ những người xung quanh, động viên mọi người.

     
   Dùng âm thanh, ánh sáng, lửa hoặc quần áo phát tín hiệu cấp cứu khi có tàu hoặc máy bay đi qua.
Ánh Dương (Tổng hợp)
(Theo Congluan.vn)
       
   

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Ngụy trang nốt mụn kém duyên trong vòng 1 nốt nhạc chỉ với 6 bước thần thánh