Vợ chồng đối đãi với nhau như khách: Bài học để các cặp vợ chồng vun đắp hạnh phúc lâu dài

Bích Chi 2022-02-22 14:00
- Muốn sống hạnh phúc với nhau lâu dài, từ đầu đến cuối, vợ chồng cần dành sự tôn trọng cho nhau, đối xử với nhau như khách.

Nếu muốn vun đắp hạnh phúc gia đình lâu dài, hãy đọc câu chuyện của cặp vợ chồng già sau:  Cặp vợ chồng già U80 sống trong một căn nhà cấp 4 tiện nghi tàm tạm, phòng khách rộng 20m2 đủ kê bộ bàn ghế cũ, chiếc tivi 40 inch, một gian bếp, 2 phòng ngủ và 1 toilet 2. Ông bà sống cạnh gia đình con gái và con rể. Con trai ông bà lấy vợ, lập nghiệp ở xa.

Ông bà nghĩ ở gần con trai hay con gái đều được, bởi từ trước đến nay ông bà không phân biệt con trai hay con gái, các con đều được đối xử như nhau. Con trai và con dâu có ý định đón ông bà về ở chung hoặc ở gần với chúng nhưng ông bà không nghe.

Vợ chồng đối đãi với nhau như khách: Bài học để các cặp vợ chồng vun đắp hạnh phúc lâu dài

Cả hai đã sống ở đây hơn 50 năm nên có nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người quen. Giờ chuyển đến nơi ở mới, cả hai thấy không quen, khó thích nghi. Hai ông bà đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng tình cảm dành cho nhau vẫn rất nồng đượm. Hai ông bà đi hay về đều chào nhau “Anh đi đây” hay “Em đi đây” hoặc “Anh về rồi”, “Em đã về”.Nếu những câu đối thoại mà người ngoài có thể nghe được thì có thể thấy ông bà đang xưng hô anh-em thay vì ông-bà như những người cùng tuổi đang dùng.

Đôi khi cao hứng, ông hay đùa với bà rằng: “Vợ đâu rồi?”

Bà sẽ nhẹ giọng trả lời: “Em đây”

“Em ơi”

"Gì anh”

“Em có thấy người yêu anh đâu không!”

Bà nghe ông nói thế là khuôn mặt bà ửng lên.

Hay có hôm, bà đang tưới luống rau thơm ông lại gọi: “Tình yêu của tôi đâu rồi?”. Ông đã pha xong trà rồi mời bà về dùng. Ông rót nước sôi vào chén để một lúc rồi đem nước đó bỏ đi, rồi ông rót hai chén trước mặt bà nói: “Em uống nước!”

Ông vụng nấu ăn nhưng lại không ngại rửa bát, rửa rau, quét nhà. Bà nấu ăn rất ngon nên thường đảm nhận việc nấu ăn. Bà xào nấu thức ăn, khi thức ăn chín thì đã có bát đĩa đựng đặt ngay bên cạnh do ông chuẩn bị. Công việc sắp mâm ông cũng rất hay làm.

Ông ngồi đầu nồi xới cơm cho bà, ông bà thường ăn rau trước, sau đó đến các món rau. Ông ăn lưng cơm sau cùng với các món mặn. Khi bà chuyển sang ăn cơm, hay tay ông nhận bát cơm từ tay bà, nói: “Anh xới cơm” Rồi ông đưa cơm cho bà, bà cũng giơ hai tay và nói: “Em xin”. Ăn cơm xong, nghỉ ngơi rồi ông pha trà mời bà, ông cũng không quên xoay quai chén về phía bên phải của bà.

Khi được hỏi, vì sao sống với nhau nhiều năm rồi mà hai người vẫn đối đãi với nhau như khách, xưng hô mẫu mực với nhau đến vậy. Ông cho biết ông bà duy trì cách cư xử, đối đãi với nhau văn minh, lịch sự từ khi con trai của họ còn nhỏ. Cả hai muốn con trai mình học theo nên luôn tự rèn giũa cách cư xử với nhau. Cách xưng hô, đối xử với nhau của hai cụ cũng bị ảnh hưởng bởi cụ ông, cụ bà thân sinh ra hai cụ. 

Người xưa có câu “phu thê tương kính như tân” nghĩa là vợ chồng đối đãi với nhau như khách quý. Đã là khách quý, ta sẽ đem tất cả những gì tốt đẹp nhất trong nhà ra đãi khách. Thoạt nghe có vẻ buồn cười - đã là vợ chồng sao lại khách sáo?

Vợ chồng đối đãi với nhau như khách: Bài học để các cặp vợ chồng vun đắp hạnh phúc lâu dài

Nhưng ngẫm ra, việc quá thân thiết lại nảy sinh vấn đề, “xa thương gần thường” là vậy. Gần nhau quá sẽ nhìn thấy khuyết điểm của nhau và dẫn đến coi thường nhau. Khi ấy sự hấp dẫn sẽ nhạt phai, giết chết lòng say mê lẫn nhau. Nếu đãi nhau như khách quí ta sẽ luôn giữ sự tôn trọng lẫn nhau, tế nhị với nhau trong lời ăn tiếng nói, lắng nghe nhau để đáp ứng nhu cầu của nhau. Khi đó, mối quan hệ vợ chồng sẽ không chỉ dừng lại ở “cơm áo gạo tiền” mà còn tiến đến sự kết nối về tinh thần.

Người xưa tin rằng duyên vợ chồng là nhờ có sự ban ơn của Trời cao, của cha mẹ. Vì vậy, khi đến với nhau, có “ái” (tình cảm) thì phải có “ân”, biết ơn Trời Đất, cha mẹ. Giữa vợ chồng, thì “ân” được coi là nền tảng, hơn nữa trong “ái” (yêu) cũng có lý tính, vì thế mà mới có thể chung sống hòa hợp cùng nhau đến bách niên giai lão.

Cho nên, vợ chồng cần yêu thương và kính trọng lẫn nhau, làm tròn bổn phận của mình, không làm việc trái luân lý đạo đức, tương kính như tân, có việc thì cùng bàn bạc để làm. Làm được như thế thì gia đình sẽ thuận hòa, xã hội sẽ an định. Mối quan hệ vợ chồng vì thế mà trở thành đạo nghĩa.

Bích Chi (Tổng hợp)

 

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Review 4 loại kem dưỡng ẩm cho da dầu trong mùa đông hanh