Tay chân miệng vào mùa: Bố mẹ nhớ các món ăn giải nhiệt cần làm cho con

2017-02-13 18:37
- Trẻ mắc tay chân miệng không cần phải kiêng kỵ gió, nước… bệnh nhân vẫn phải được vệ sinh thường xuyên và chú ý các món ăn giải nhiệt dễ làm.

Mới đây, theo khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cả nước đã ghi nhận hơn 2.100 trường hợp mắc tay chân miệng ở 57 tỉnh và thành phố. Chính vì vậy, những phụ huynh có con nhỏ phải hết sức cảnh giác.

Trao đổi với Th.s. Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), tay chân miệng là bệnh dễ lây truyền. Trong Đông y nhắc tới căn bệnh này là do thấp nhiệt tích tụ nung nấu hoặc hỏa độc gây ra mụn.

Bệnh tay chân miệng tắm bằng lá kinh giới sẽ nhanh khỏi

Trẻ bị tay chân miệng tắm lá kinh giới hàng ngày sẽ nhanh khỏi.

Mụn phỏng có đặc điểm thường phát ở tay-chân-miệng chứ không lan rộng ra cả cơ thể. Y học hiện đại gọi tên bệnh tay-chân-miệng, Đông y gọi là bệnh lở loét do hỏa độc, thấp nhiệt. Đặc điểm của bệnh mụn thường sưng to, lưỡi cứng, miệng lở loét khó ăn được. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, đau đớn miệng khó ăn uống được do mụn lở loét trong miệng.

Những trường hợp trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh nặng thường là do mụn chạy vào trong khiến cho bệnh nhi không thể ăn uống được dẫn tới cơ thể suy yếu.

Ăn gì để trẻ nhanh hồi phục?

Theo Th.s. Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, tay-chân-miệng là bệnh lành tính nếu biết chăm sóc, ăn uống đúng cách trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh sau (4-5 ngày).

Trong thời gian trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như (cháo, súp), tránh thức ăn còn đang nóng.

Một số loại cháo thanh nhiệt bổ dưỡng cho trẻ như: cháo đậu xanh thịt lợn nạc, cháo đậu xanh nấu với thịt tôm, cháo bí xanh thịt lợn… Các loại cháo này đều có tính thanh nhiệt giải nhiệt độc cho cơ thể.

“Trong trường hợp trẻ bị lở loét miệng, đau, khó ăn, khó nuốt có thể dùng đậu xanh, đậu đỏ sắc nước cho trẻ uống thay nước”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cần cho trẻ ăn thêm các loại trái cây, nhất là các loại quả có nhiều vitamin C sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không ăn những loại trái cây sinh nhiệt như: mít, dứa hoặc những trái cây tính lạnh như dưa hấu, dưa chuột dễ làm cho bệnh thêm nặng

Trẻ mắc chân tay miệng không cần phải kiêng kỵ gió, nước… bệnh nhân vẫn phải được vệ sinh thường xuyên. Vệ sinh sạch sẽ tránh được bội nhiễm bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.

“Dùng lá kinh giới sắc lấy nước để vệ sinh và tắm cho trẻ hàng ngày. Kinh giới có tên gọi khác là khương giới, có vị cay dùng chữa bệnh nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa. Cây kinh giới còn có tác dụng làm sạch da giảm ngứa, trị lở loét. Hoặc có thể dùng cây mùi già, tuy nhiên loại cây này tốt hơn cho trường hợp trẻ nhỏ bị bệnh sởi. Sau khi trẻ được tắm rửa sạch sẽ dùng bột thanh đại bôi ngoài da”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Lương y Vũ Quốc Trung  khuyến cáo, tránh nguy cơ nhiễm trùng cần phải vệ sinh thân thể hàng ngày, sức miệng cho trẻ bằng nước muối ngày 2-3 lần.

Bài thuốc điều trị tay-chân-miệng như sau:

Bài thuốc điều trị tay-chân-miệng: cam thảo 10g,  xích thược 8g, cát cánh 8g, ngưu bàng tử 8g, liên kiều 6g, kinh giới 16g, kim ngân hoa 10g, lá tre 10g, bạch hà 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc dùng khi bị bội nhiễm (bệnh nặng): bạc hà 10g, cam thảo 10g, chi tử 10g, đương quy 12g, hoàng bá 10g, xuyên khung 12g, xạ can 8g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 12g, đẳng sâm 12g, thanh bì 10g, thiên hoa phấn 12g, xuyên tâm liên 10g, xích thược 10g.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Lật tẩy 3 con giáp có 'thiên tình sử' hoành tráng nhất