Dấu hiệu cảnh báo "vùng kín" của bạn bị "ốm"
2015-05-17 10:14
- Chị em hãy cẩn trọng nếu thấy "vùng kín" có những vấn đề như: ngứa ngáy, có mùi lạ, đau đớn, chảy máu... Chúng nguy hiểm hơn bạn tưởng đấy nhé!
Tin liên quan
1. Mụn lạ
Ai cũng sẽ lo lắng khi nhìn thấy khối u nhỏ hoặc mụn ở vùng kín của mình. Theo bác sĩ người Mỹ Alyssa Dweck, đồng tác giả cuốn “V is for Vagina”, có nhiều nguyên nhân gây mụn ở âm đạo nhưng đa số không quá nghiêm trọng. Đây có thể là một khối u nang bã nhờn do lông mọc ngược vào da, bác sĩ Dweck nói. Đầu tiên bạn nên ngâm nước ấm, sau đó bôi một lớp kem hydrocortisone nếu có dấu hiệu viêm nhiễm. Nếu vẫn còn đau, bạn hãy đến bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
2. Có mùi
Nếu vùng kín có nặng mùi một cách bất thường, bạn có thể bị nhiễm khuẩn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc do trùng roi trichomoniasis. Bác sĩ phụ khoa Mary Jane Minkin từ Mỹ cho biết trong trường hợp này, bạn có thể uống kháng sinh để đẩy lùi bệnh. Ngoài ra, một thủ phạm phổ biến gây mùi ở phụ nữ là việc bỏ quên tampon (băng vệ sinh hình trụ) hoặc bao cao su trong “vùng kín”. Trong trường hợp này, bạn phải đến bác sĩ để gắp dị vật ra khỏi cơ thể.
3. Chảy máu bất ngờ
Nếu bị chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là sự mất cân bằng nội tiết tố do thuốc tránh thai.
Nếu chảy máu dai dẳng, bạn phải đến ngay bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, có thai hoặc có polyp ở cổ tử cung.
Nếu chảy máu sau khi làm “chuyện ấy” hoặc đi vệ sinh, có thể bạn đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần đến
4. Ngứa ngáy khó chịu
Bạn có cảm giác như kiến bò trong “vùng kín” và cảm giác này lặp lại nhiều lần? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn, bác sĩ Minkin cho biết. Tuy nhiên, nếu bạn khám nhưng không có bệnh, đây có thể là phản ứng da đơn giản với một hóa chất nào đó như xà phòng, nước vệ sinh phụ nữ…
5. Khí hư bất thường
Khí hư có thể đi kèm hàng tá vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, đừng hoảng sợ nếu điều này diễn ra hằng tháng vì đây là hiện tượng sinh lý thông thường của phụ nữ, bác sĩ Dweck nói. Tuy nhiên, nếu bạn thấy khí hư của mình có màu, mùi khác lạ, hãy đến bác sĩ.
6. Đau khó đi tiểu, quan hệ
Đau “vùng kín” có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng hoặc bệnh lây qua đường tình dục. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 ngày, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Nếu cơn đau chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần sau quan hệ tình dục, đây có thể là dấu hiệu việc thiếu chất bôi trơn.
7. Khô hạn
Khô âm đạo không chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi, mà còn là dấu hiệu xuất hiện ở những cô nàng trẻ tuổi khi mang thai hay đang dùng các loại thuốc như: thuốc kháng histamine hay thuốc chống trầm cảm, bác sĩ Minkin tư vấn.
8. Chảy nước
Bình thường “vùng kín” tiết ra chất dịch quánh trong. Đây là dịch nhờn trong âm đạo, không nặng mùi, ra nhiều hay ít cũng tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh, có mang thai hay không, có uống viên tránh thai không. Nhưng nếu chất dịch này thay đổi màu sắc, độ đặc, có mùi lạ thì có thể do âm đạo bị nhiễm trùng, thường gặp nhất là nấm candida.
9. Đau sâu
Đau sâu trong “cô bé”, đặc biệt trong lúc quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của chứng viêm màng dạ con hoặc u nang buồng trứng. Bác sĩ có thể khám phụ khoa hoặc siêu âm để tìm ra nguyên nhân cho bạn.
10. Vết đỏ vùng kín.
Khi da bạn xuất hiện những nốt đỏ, có thể là do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, phát ban... Đó là những biểu hiện khá thông thường. Nhưng nếu những vết đỏ đó nổi mụn, xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng kín, có thể bạn bị dị ứng với bao cao su, chất bôi trơn hoặc thuốc diệt tinh trùng, nhiều khả năng bạn còn bị nhiễm bệnh về đường sinh dục. Nếu không giải thích được lý do, hãy đến gặp bác sĩ nội khoa để hiểu rõ bệnh tình.
Những lời khuyên hữu ích
- Chẩn đoán đúng bệnh: âm hộ và âm đạo có thể mắc rất nhiều bệnh khác nhau, có những triệu chứng na ná như nhau nhưng cách điều trị khác nhau. Vì thế cần được bác sĩ xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp chữa trị hiệu quả.
Bác sĩ phải nội soi “vùng kín”, đo độ pH, nuôi cấy vi trùng, có khi phải xét nghiệm máu, nước tiểu và xét nghiệm khác nữa. Vì thế trước khi đi khám bệnh không nên súc rửa, thụt vùng kín sạch sẽ dễ làm mất những yếu tố chẩn đoán bệnh và cũng đừng dùng nước khử mùi, vì mùi cũng là một triệu chứng quan trọng. Càng không nên sử dụng những thứ thuốc còn sót lại, vì “thủ phạm” gây bệnh lần này có thể khác lần trước.
- Trong khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cần phải tránh ngay các tác nhân gây bệnh, đồng thời chú ý tăng sức đề kháng cơ thể, điều hòa nội tiết, cân bằng hệ lợi khuẩn thường trú âm đạo bằng cách dùng các sản phẩm hỗ trợ chứa Immune-Gamma và Pregnenolone cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học.
- Thuốc diệt tinh trùng: có lợi mặt này nhưng cũng có hại mặt khác. Nhiều cặp vợ chồng thường kết hợp dùng bao cao su với thuốc diệt tinh trùng, rất tốt để tránh thai. Nhưng dùng thuốc diệt tinh trùng lâu dài sẽ làm giảm mức cân đối vi khuẩn trong vùng kín, gây ngứa, viêm.
- Bao cao su: giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường quan hệ nhưng không có tác dụng với bệnh viêm âm đạo. Trái hẳn lại, bao cao su làm tăng cảm giác đau khi quan hệ.
- Dùng chất bôi trơn nếu âm đạo không đủ dịch nhờn khi quan hệ.
(Theo Khỏe & Đẹp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Hết nhiệm kỳ Hoa hậu, Thùy Tiên mặc đồ "cực cháy", lấp ló ngực đầy