5 thói quen tai hại khi dùng băng vệ sinh, chị em phải bỏ ngay lập tức

2016-12-15 19:31
- Dùng băng vệ sinh mà không giữ vệ sinh tay, lười thay băng vệ sinh hay dùng băng vệ sinh tràn lan dù không có kinh nguyệt là những thói quen mà chị em đang gây hại cho chính mình.

Không rửa tay và rửa âm đạo trước khi thay băng vệ sinh

Hàng ngày, tay của bạn tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau có thể dính nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên, không ít bạn nữ vì vội vàng nên quên đi bước rửa tay trước khi thay băng vệ sinh.

Trong quá trình thay băng, bạn phải lấy băng vệ sinh ra khỏi túi, tháo vỏ rồi dán lên quần chip... Nhưng đôi tay không sạch sẽ sẽ vô tình làm cho các vi khuẩn có hại trú ngụ trên băng vệ sinh và thâm nhập vào vùng kín dẫn đến các bệnh phụ khoa. Sau khi thay băng cũng cần rửa tay sạch sẽ rồi mới cầm, nắm vào các đồ dùng khác. 

Mặt khác, khi thay băng vệ sinh mới, không chỉ lấy băng vệ sinh cũ vứt đi mà chị em còn phải rửa âm đạo bằng nước sôi để nguội nhằm giúp khu vực "tam giác" được sạch sẽ. Sau đó, mới cho băng vệ sinh mới vào, tránh tạo tầng tầng lớp lớp vi khuẩn sinh sôi và phát triển ở khu vực này.

băng vệ sinh

Lười thay băng vệ sinh 

Đôi khi công việc quá bận rộn kèm theo tính lười của con gái nên không ít bạn nữ lười thay băng vệ sinh. Đặc biệt, khi thấy kinh nguyệt ra số lượng ít càng chủ quan, chỉ dùng một miếng băng vệ sinh thấm hút cả ngày.

Nhưng trên thực tế, dù kinh nguyệt ra nhiều hay ít, khi ra khỏi âm đạo đều tiếp xúc với môi trường ở âm đạo cũng như xung quanh rất dễ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. 

Chỉ dùng 1 hay quá ít miếng băng vệ sinh một ngày, có nghĩa lượng kinh nguyệt ra ngoài sẽ bị giữ quá lâu càng lưu giữ nhiều vi khuẩn có hại. Ngay cả "đôi cánh" để nhiều tiếng đồng hồ sẽ bị cứng, mất khả năng đàn hồi sẽ cọ xát khiến "cô bé" bị đau, rát, đỏ tấy, ngứa ngáy, khó chịu.

Do đó để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe, bạn nên thay băng vệ sinh từ 3-4 tiếng/lần nhằm tạo sự thông thoáng ở âm đạo, không còn cảm giác khó chịu.

Dùng sản phẩm không phù hợp

Đây là lý do có thể làm cho bạn mất đi cảm giác thoải mái và ảnh hưởng đến "cô bé". Trên thị trường, hiện có rất nhiều dòng sản phẩm băng vệ sinh khác nhau. Mỗi người có thể phù hợp với một dòng sản phẩm nhất định. Vì vậy, không nên dùng theo "rỉ tai" mà phải dùng thử vài ba sản phẩm để chọn cái phù hợp với bản thân.

Về kiểu dáng, cần lựa chọn giữa có cánh hay không có cánh xem loại nào tạo sự thoải mái cho bạn, có thể dùng thử để đánh giá hiệu quả thấm hút. Về độ dày, có thể chọn loại băng mỏng mà thấm hút hoàn toàn, khi bạn ngồi hay di chuyển sẽ không cảm giác khó chịu.

Dùng băng vệ sinh dù không ở kỳ "đèn đỏ"

Băng vệ sinh được dùng nhiều trong kỳ nguyệt san. Nhưng hiện nay, một số chị em lại có thói quen dùng băng vệ sinh nhiều lần trong tháng kể cả khi chưa bước vào "đèn đỏ".

Nguyên nhân do có quan niệm rằng, băng vệ sinh thấm hút giúp âm đạo sạch sẽ. Nhưng dùng nhiều như vậy sẽ làm cho âm đạo bị bịt kín, ẩm hơn nên vi khuẩn, nấm có thể sinh sôi, phát triển dễ dàng. Đây còn là con đường dẫn đến vi khuẩn ở hậu môn tiến lên âm đạo làm cho chúng gây bệnh viêm nhiễm.

Để băng vệ sinh trong nhà tắm

Chị em thường rất thờ ơ với việc bảo quản băng vệ sinh. Có nhiều người để ở nhà tắm, có người vứt ở góc nhà hay một góc kín nào đó... song không quan tâm đến môi trường xung quanh có sạch sẽ hay không. Trên thực tế, nhà tắm là nơi thường xuyên ẩm ướt, vệ sinh cơ thể diễn ra hàng ngày cho nên các vi khuẩn rất thích trú ngụ.

Để băng vệ sinh trong nhà tắm, các vi khuẩn sẽ thâm nhập hoặc các vi khuẩn trong không khí sẽ bám vào và gây bệnh. Do đó, chị em nên bảo quản băng vệ sinh ở nơi sạch sẽ, tốt nhất là nơi thoáng, mát và không để trong các giỏ đựng đồ hay sàn nhà.

Anh Minh (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những điều cần lưu ý khi tắm vào mùa lạnh