Tự nhiên tim loạn nhịp không hề đơn giản như bạn nghĩ cần biết những điều "sống còn" này
Tin liên quan
Chứng loạn nhịp tim là gì?
Thông thường, nhịp đập của tim khá đều đặn và bền chắc. Nút xoang trong tim theo dõi lượng máu cần thiết cho cơ thể, và gửi các xung điện giúp cho các khoang tim co lại với tốc độ chính xác theo nhu cầu của cơ thể. Hầu hết mọi người đều có nhịp tim nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim chỉ tăng khi tập luyện hoặc bị căng thẳng. Điều đó hoàn toàn bình thường. Chứng loạn nhịp tim là một bệnh tim đặc trưng bởi tần số hoặc nhịp tim bất thường: quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc quá thất thường.
Các loại rối loạn nhịp tim khác nhau là gì?
Các rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong buồng trên của tim (tâm nhĩ), hay trong buồng dưới của tim (tâm thất). Các loại rối loạn nhịp tim phổ biến bao gồm:
Các cơn co thắt tâm nhĩ sớm (PAC): Đây là một loại phổ biến của rối loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.
Các cơn co thắt tâm thất sớm (PVC): Chứng bệnh có liên quan đến sự gia tăng trong suy tim, bệnh động mạch vành và tử vong.
Nhịp tim nhanh trên thất (SVT) hoặc nhịp nhanh kịch phát trên thất (PSVT): Đây là hai dạng rối loạn nhịp tim xáy ra bởi các xung điện trong tâm nhĩ. Nhịp tim đập nhanh từ 150 nhịp mỗi phút đến 250 nhịp mỗi phút.
Nhịp nhanh thất: Nhịp nhanh thất hay còn gọi là cơn nhịp nhanh kịch trên thất, là tình trạng tim đập quá nhanh nên không được bơm đầy máu.
Rung tâm nhĩ: Đây là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi nhịp tim nhanh bất thường, các cơ hoặc sợi trong tim co thắt.
Rung tâm thất: Tình trạng này xảy ra khi các buồng dưới của tim không thể co bóp để bơm máu tới cơ thể.
Rung nhĩ: Tình trạng này tương tự như rung tâm nhĩ, nhưng thường xuyên hơn. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.
Nhịp tim nhanh đường phụ: Đây là nhịp tim nhanh do có thêm một con đường giữa các buồng tim.
Rối loạn nhịp tim chậm: Đây là một tình trạng nhịp tim rất chậm. Nhịp tim nghỉ ngơi dưới 60 nhịp mỗi phút.
Blốc tim: Blốc tim là bệnh ảnh hưởng tới hệ thống xung điện điều khiển nhịp tim.
Các triệu chứng của chứng loạn nhịp tim
Tùy thuộc vào loại rối loạn nhịp tim, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
- Tim đập nhanh, rung, bỏ nhịp hoặc tăng nhịp
- Đau ngực
- Đau thắt ngực
- Khó thở
- Ngất xỉu
Nguyên nhân gây chứng loạn nhịp tim
Chứng loạn nhịp tim có thể được gây ra do căng thẳng, nhiễm trùng hoặc sốt, thuốc và các chất kích thích khác như rượu. Bạn có thể bị rung tâm nhĩ hoặc blốc tim hoặc mắc các bệnh tim nghiêm trọng khác. Một số bệnh nhân có thể mắc hội chứng QT dài - một chứng rối loạn nhịp tim có thể gây nhịp nhanh, tim đập hỗn loạn.
Ngoài ra, rối loạn nhịp tim xảy ra khi nhịp xoang hoạt động quá nhanh hoặc quá chậm không phù hợp với cơ thể. Nguyên nhân gây loạn nhịp tim còn do các bệnh lý làm thay đổi cấu trúc của tim hoặc các khuyết tật tim bẩm sinh. Một số yếu tố nguy cơ ngoài tim làm cho nhịp điệu của tim trở nên bất thường như:
- Huyết áp cao
- Rối loạn tuyến giáp
- Bệnh phổi
- Bệnh tiểu đường
- Phẫu thuật
- Các bệnh cấp tính khác
Chẩn đoán chứng loạn nhịp tim
Nếu bạn thấp nhịp tim đập loạn thường xuyên bạn hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Các sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để tìm hiểu lý do tại sao tim của bạn không hoạt động bình thường. Bạn có thể phải thực hiện:
Siêu âm tim: Đây là một loại siêu âm để chụp và nghiên cứu các cấu trúc của tim trong khi tim đang hoạt động.
Điện tâm đồ: Xét nghiệm này ghi lại những thay đổi của dòng điện trong tim.
Bài kiểm tra căng thẳng: Đôi khi các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi bộ hoặc chạy trên máy chạy bộ hoặc sử dụng một cách nào đó để theo dõi nhịp tim của bạn.
Theo dõi tại nhà: Các bác sĩ có thể cho bạn đeo máy theo dõi nhịp tim trong một khoảng thời gian để ghi lại nhịp tim hoạt động hàng ngày.
Đặt ống thông tim: Thủ thuật đặt ống thông tim có thể cho phép bác sỹ phẫu thuật có cái nhìn sâu hơn vào các động mạch dẫn đến tim.
Điều quan trọng bạn cần nhớ là nếu chứng loạn nhịp tim có vẻ trầm trọng hơn và bạn bị chóng mặt hoặc đau ngực thì bạn đến gặp bác sĩ. Thay vào đó, bạn hãy gọi tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời
Điều trị chứng loạn nhịp tim
Các bác sĩ sẽ kê thuốc theo tình trạng bệnh tật của bạn. Bạn có thể chỉ cần dùng thuốc để kiểm soát bệnh nhưng có thể bạn sẽ phải trải qua nhiều cuộc can thiệp hơn.
Các bác sĩ có thể dùng máy shock tim để đưa nhịp tim về trạng thái bình thường. Có giải pháp lâu dài hơn là dùng máy tạo nhịp tim - một thiết bị nhỏ đưa xung điện đến tim để giữ cho tim đập bình thường. Trong trường hợp xấu, các bác sĩ sẽ cấy ghép máy khử rung tim để theo dõi nhịp tim của bạn và gây sốc điện để phục hồi nhịp tim khi nhịp đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Theo các bác sĩ, phẫu thuật tim là sự lựa chọn tốt nhất để giải quyết chứng rối loạn tim, nhưng đây thường là phương án cuối cùng.
Ngọc Huyền – Theo Asiaone
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất