Thường xuyên có dấu hiệu "đỏ mặt" này có phải là dấu hiệu ung thư ruột?
Tin liên quan
Thực hư tình trạng đánh rắm thường xuyên có phải là dấu hiệu ung thư ruột?
Đa số chúng ta đều tin rằng chuyện đánh rắm luôn có liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là sức khỏe đường ruột. Mặc dù vậy, cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu xác thực cho thấy vấn đề đánh rắm quá nhiều có quan hệ với ung thư đường ruột.
Hiện tượng đánh rắm ở con người thường là do 3 nhân tố gây ra. Đầu tiên chính là thức ăn hằng ngày mà bạn ăn vào. Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, điển hình như khoai tây, bí đỏ v.v… thì trong quá trình tiêu hóa, lượng tinh bột này sẽ bị phân giải thành nhiều khí thể và chúng làm tăng chức năng đào thải ra ngoài qua việc đánh rắm.
Nguyên nhân tiếp theo là nếu bạn bị mắc bệnh về dạ dày, đường ruột cũng dễ gây ra hiện tượng thường xuyên bị đánh rắm. Khi khả năng miễn dịch suy giảm, một lượng lớn các vi khuẩn sẽ sinh sôi làm cho đường ruột bị viêm nhiễm, khí thể sinh ra nhiều hơn.
Cuối cùng là do bạn sử dụng một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ như đầy hơi chướng bụng và đánh rắm nhiều hơn bình thường. Nếu bác sĩ kê toa xác định các triệu chứng này không đáng lo ngại thì bạn cứ uống thuốc theo chỉ định là được.
Những biểu hiện bất thường từ thói quen đại tiện có thể là cảnh báo của nhiều chứng ung thư ruột khác nhau
Ung thư ruột non
Tỷ lệ mắc ung thư ruột non rất thấp nhưng không phải là có thể chủ quan. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như bụng đau âm ỉ hoặc đau trướng lên một cách dữ dội, đại tiện cũng có thay đổi khác thường. Trong phân có kèm theo một lượng máu nhỏ và lặp đi lặp lại liên tục, đôi khi còn có chất nhầy trong phân hoặc xuất huyết nhiều hơn.
Nếu các mạch máu ở khối u bị vỡ thì hiện tượng đi phân có máu càng nghiêm trọng. Nếu khối u chỉ gây tắc nghẽn một đoạn ruột tương ứng sẽ làm cho ruột bị hẹp đi, đại tiện giảm hẳn hoặc thậm chí không thể đi đại tiện và bị xoắn ruột.
Ung thư đại tràng
Số lần đại tiện của người mắc ung thư đại tràng sẽ tăng nhiều một cách rõ rệt, xuất hiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, có khi có cả hai trường hợp luân phiên nhau, hậu môn có cảm giác căng tức. Đặc biệt nếu trong gia đình có người lớn tuổi hoặc người đã mắc ung thư đại tràng thì những thành viên khác cần cảnh giác hơn.
Ung thư kết tràng
Đây là chứng bệnh với khối u ác tính thường gặp ở đường tiêu hóa. Giai đoạn mới phát bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng, đến một mức độ nhất định mới xuất hiện sự thay đổi ở thói quen đại tiện.
Người khỏe mạnh thường sẽ đại tiện mỗi ngày 1 lần hoặc nhiều nhất là 2 - 3 lần, trong khi đó người bị ung thư kết tràng thì con số này tăng nhiều hơn. Phân thải ra không có hình dạng, có thể kèm theo dịch nhầy, mủ, máu, thức ăn thừa chưa tiêu hóa hết.
Ung thư trực tràng
Dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng cũng bao gồm số lần đại tiện tăng đột biến, sau khi giải quyết nhu cầu có cảm giác hậu môn bị sa trễ xuống, thậm chí luôn cảm thấy như chưa bài tiết hết. Các khối u khiến cho ruột bị hẹp, phân có hình dạng nhỏ, kèm theo máu, dịch nhầy, dịch mủ.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất