Những LỖI SAI BE BÉT của phụ huynh khiến con bị sởi lâu khỏi và dễ mắc biến chứng

2017-11-07 08:11
- Những thói quen sai của bố mẹ có thể khiến con bị biến chứng nặng.

Ths. BS Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ ra một số sai lầm làm tăng nguy cơ biến chứng khi chăm sóc trẻ bị sởi dưới đây:

Kiêng nước không vệ sinh cho trẻ là sai lầm

Với quan niệm dân gian, khi bị sởi phải kiêng nước hoàn toàn là một sai lầm rất nguy hiểm. Bác sĩ Hải cho hay khi trẻ bị lên sởi sẽ bị ngứa một chút, nếu trẻ không được vệ sinh thì trên da sẽ rất nhiều vi khuẩn. Nếu trẻ gãi gây trầy xước da sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da. Khi trẻ bị sởi vẫn phải vệ sinh cho trẻ hàng ngày để tránh nguy cơ bị bội nhiễm.

Trẻ bị sởi dễ bị biến chứng nếu mắc phải những sai lầm này

Quên vệ sinh mắt mũi cho trẻ

Khi trẻ bị sởi, nhiều cha mẹ chỉ chú ý tới vấn đề hạ sốt mà quên việc vệ sinh mắt, mũi cho con sẽ dẫn tới viêm thanh quản, viêm tai, tổn thương niêm mạc họng do viêm nhiễm, sau tổn thường diễn biến thành viêm phổi. Trẻ bị sởi có viêm kết mạc cần phải được nhỏ mắt 3-4 lần/ngày.

Thường xuyên thăm hỏi khi trẻ đang điều trị là sai lầm

Ths. BS Đỗ Thiện Hải cho hay trẻ đang bị mắc sởi nếu thường xuyên thăm hỏi sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng. So với các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh sởi dễ dẫn đến suy giảm nhiễm dịch rất nhanh, cho nên trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh khác từ mọi người xung quanh.

Trong đường hô hấp của người bình thường vẫn có thể vi khuẩn (vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại), một người dù rất khỏe mạnh tới thăm trẻ, khi nói chuyện có thể mang theo vi khuẩn, mầm bệnh lây sang cho trẻ.

Cần cách ly bao lâu?

Bác sĩ Hải cho hay khi trẻ bị sởi cần phải cách ly, cách ly giúp tránh lây bệnh cho người khác và phòng biến chứng cho trẻ mắc bệnh. 

Sau thời gian hồi phục (nốt sởi bay) cần phải cách ly và giữ gìn cho trẻ từ 1-2 tuần. Do hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, do đó cần cách ly để tránh nhiễm trùng, gây biến chứng.

Đối tượng mắc sởi dễ biến chứng

Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin, trẻ béo phì, trẻ mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân thận dùng thuốc ức chế miễn dịch rất dễ mắc sởi.

Mắc bệnh sởi có phải vào bệnh viện điều trị?

Theo bác sĩ Hải, nếu trẻ có diễn biến bình thường thì nên chăm sóc tại nhà. Vì bệnh sởi dễ bị suy giảm miễn dịch, nếu điều trị ở bệnh viện sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tại gia đình sẽ dễ điều trị hơn so với bị nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

Dấu hiệu nguy hiểm cần phải đưa trẻ đi bệnh viện là nốt sởi đã bay nhưng trẻ không dứt sốt.

Chăm sóc trẻ đúng cách

Hạ sốt đúng cách: Trẻ sốt 38,5 độ C mới uống thuốc hạ sốt, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh cá nhân và rửa bằng  nước ấm hàng ngày.

Vệ sinh môi trường sống cho trẻ, nơi ở phải thông thoáng, sạch sẽ. Hạn chế người tiếp xúc với trẻ, ít người tới thăm.

Hạn chế ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: tôm, cua, trứng dẫn đến bệnh nặng hơn.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Học gái Nhật cách chăm sóc bằng sữa gạo giúp da trắng ngần tự nhiên