Những 'kẻ thù không đội trời chung' của người ở nhà trọ RẺ, ẨM THẤP, KHÔNG VỆ SINH

2017-08-26 14:00
- Điều kiện sống không đảm bảo, cho nên sinh viên là đối tượng dễ mắc hàng tá bệnh từ những nhà trọ chật chội.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), nếu sinh viên sống ở những nơi điều kiện vệ sinh kém sẽ có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh.

“Do sống ở môi trường tập trung đông người cộng thêm một số nơi vệ sinh môi trường kém, nơi ở ẩm thấp cho nên các bạn trẻ dễ mắc hầu hết các bệnh liên quan tới truyền nhiễm”, bác sĩ Cấp nói.

sinh viên

(Ảnh minh họa)

Bác sĩ Cấp cho hay, những ngày tựu trường trùng vào tháng mùa mưa, nhiều sinh viên sống ở những nơi ẩm thấp rất dễ mắc các bệnh lây qua đường hô hấp, từ người sang người.

Những bệnh lây truyền dễ mắc như cúm, sởi, thủy đậu… đây là các bệnh rất dễ mắc và lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng qua không khí. Đề phòng chống bệnh nên vệ sinh môi trường tốt ăn uống đủ dưỡng chất.

Ngoài các bệnh lây truyền trên, sinh viên nếu khống ở nơi điều kiện vệ sinh đảm bảo còn có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như: bệnh phổi, hen phế quản…

Tại Hà Nội và Tp.HCM, thời điểm này đang là lúc có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Vì vậy, xung quanh phòng trọ có nhiều chỗ nước đọng hay rác thảo là điều kiện để muỗi sinh sôi, phát triển mạnh và gây bệnh.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Cấp, trong mùa tựu trường, học sinh, sinh viên cần lưu tâm tới các loại bệnh lây truyền qua các con vật trung gian. Trong đó cụ thể là các bệnh lây truyền từ muỗi trong đó có sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét (tỉnh miền núi).

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lây ruyền qua véc tơ trung gian hãy chú ý vệ sinh môi trường sống, thu gom rác thải để muỗi không thể đẻ trứng.

Bệnh ngoài da và tiêu hóa

Một số bệnh liên quan tới nguồn nước cũng rất dễ gặp ở đối tượng học sinh sinh viên do dùng nước không sạch có thể dễ mắc các bệnh ngoài da.

Bác sĩ Cấp cho hay, điều kiện vệ sinh kém ăn uống không đủ chất, sống ở nơi ẩm thấp, nước dùng không đảm bảo khiến da dễ bị tổn thương và bị vi khuẩn tấn công hình thành mụn mủ trên da.

Nước sạch bị nhiễm bẩn còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh ở nang lông (tóc, nách, bộ phận sinh dục…) gây ra viêm nang lông ngứa, chảy dịch, loét. Dùng nguồn nước không sạch còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắc trong đó phổ biến là bệnh viêm kết mạc

Trong trường hợp mắc các bệnh ngoài da trên các bạn sinh viên nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Đồng thời xem xét lại nguồn nước nơi đang ở trọ. Nếu không đảm bảo được vệ sinh thì nên cân nhắc tới việc chuyển phòng trọ.

Điều kiện sống ẩm ướt cộng thêm sống tập trung 2-3 người/phòng nên sinh viên có nguy cơ bị lây bệnh ghẻ lở. Bác sĩ Cấp cho hay, ghẻ là do ký sinh trùng hình thành lnhững mụn nước, rãnh ghẻ xuất hiện trên kẽ các ngón tay. Khi bị ghẻ sẽ rất ngứa, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng mụn mủ khó chữa khỏi.

Phòng bệnh ghẻ bằng cách giữa gìn về sinh cá nhân, giữ phòng sạch sẽ thường xuyên giặt phơi chăn chiếu dưới nắng.

Tiêu chảy gặp khá phổ biến ở các bạn sinh viên ăn uống kém vệ sinh đặc biệt là những trường hợp thường xuyên ăn hàng, quán xá.  Sinh viên sống ở những nơi nước nhiễm bẩn, ẩm thấp cũng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa do vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng.

Để phòng chống bệnh về tiêu hóa, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, thực hiện ăn chín uống sôi.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 con giáp được sao may mắn chiếu mệnh, kết hôn rồi thì tài lộc vô biên, công thành danh toại