Nhiều mẹ truyền nhau đắp lòng trắng trứng giúp con giảm sưng sau tiêm chủng, sư thật có như vậy?

2018-04-17 14:42
- Các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không dùng mẹo dân gian hay đắp thứ gì lên vết tiêm.

Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội, các mẹ chia sẻ kinh nghiệm giảm sưng tấy cho trẻ sau tiêm rất đơn giản, nhưng vô cùng hiệu quả.

Theo lời chia sẻ của người mẹ này, nếu muốn con không bị sưng tấy sau tiêm vắc xin, các mẹ nên dùng ngay lòng trắng trứng gà bôi lên vết tiêm. Cách làm đơn giản này sẽ giúp cho trẻ không bị đau tấy khi tiêm. Ngoài đắp lòng trắng trứng, nhiều bà mẹ còn mách nhau đắp lát khoai tây, thậm chí kiêng tắm giặt cho trẻ để giảm nguy cơ phản ứng sau tiêm chủng xảy ra.

Đắp lòng trắng trứng lên vết tiêm để làm giảm nguy cơ phản ứng sau tiêm chủng?

Tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm của trẻ để tránh nhiễm trùng.

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: “Đắp lòng trắng trứng vào vị trí tiêm có thể làm dịu đi phản ứng sau tiêm chủng (sưng tấy). Tuy nhiên, việc đắp lòng trắng trứng vào vị trí tiêm của trẻ sẽ rất nguy hiểm vì trong lòng trắng trứng có vi khuẩn. Nếu vi khuẩn thâm nhập vào vết tiêm thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tại chỗ dẫn đến nhiễm trùng huyết. Khi trẻ xảy ra nhiễm trùng huyết, việc cứu chữa sẽ rất khó khăn”.

Để phòng tránh nguy cơ phản ứng sau tiêm cha mẹ lưu ý sau khi theo dõi tại nơi tiêm chủng 30 phút, thi khi về nhà cân theo dõi tiếp từ 1-2 ngày. Người theo dõi trẻ phải là người lớn trưởng thành và biết chăm sóc trẻ con. Trẻ cần phải được theo dõi thường xuyên đặc biệt là vào ban đêm. Cha mẹ không đắp bất cứ loại thuốc lá nào hay dùng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng.

PGS.TS Trần Minh Điển khuyến cáo: “Cha mẹ chú ý cho trẻ ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú, không ăn khi nằm. Khi trẻ đang mệt mỏi, cha mẹ cho trẻ bú quá nhiều có thể khiến trào ngược, nguy cơ sặc rất cao. Sặc có thể là nguyên nhân gấy tắc nghẽn đường thở và dẫn tới tử vong khiến nhiều cha mẹ hiểu nhầm đó là phản ứng sau tiêm. Trong khi đó, phản ứng sau tiêm chỉ xuất hiện trong vài một vài giờ từ lúc trẻ mới tiêm xong”.

Không tự ý dùng thuốc tại nhà

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, sau tiêm vắc xin cần theo dõi tinh thần, trạng thái ăn – ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ sưng, đỏ, trẻ khóc, khó chịu, nôn trớ...

Trẻ có những biểu hiện sau cần đưa sớm đến cơ sở y tế: Sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài hơn 24 giờ; tri giác trẻ bất thường, quấy khóc, lờ đờ đưa con đi ngay để sớm. Nếu để trẻ quấy khóc dai dẳng, vật vã, khó thở, da nổi thâm tím, chi lạnh (đã muộn) thì kết quả điều trị sẽ hạn chế.

“Cha mẹ lưu ý không tự ý dùng thuốc, phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo, không nên dùng các loại thuốc lá, cây cỏ… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế, dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn”, PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Một số gia đình chủ quan không cho con tiêm chủng dẫn đến mắc bệnh. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện nhi Trung ương  điều trị cho 38 trường họp mắc ho gà. Trong đó, có những trường hợp bệnh nhân rất nặng.

 

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Không nhất thiết quên đi người yêu cũ, nhưng bạn phải tiếp bước