Ngoài lây Herpes, ôm hôn trẻ còn có thể gây nên bệnh ngoài da đáng sợ này cực kỳ dễ gặp vào mùa đông

2018-12-20 14:33
- Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc rất dễ bị đặc biệt là trẻ nhỏ, nhưng nhiều mẹ không biết. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm cần phát hiện kịp thời và áp dụng đúng phương pháp.

Kể cả bình thường không nên ôm hôn trẻ

Mới đây, theo chia sẻ của một bà mẹ trên mạng xã hội, do chị có thói quen ôm, hôn áp vào má con, nên con bị tình trạng viêm da cấp.

Theo bác sĩ chuyên khoa I, Đinh Doãn Thạch phụ trách khoa Điều trị nội trú (Bệnh viện Da liễu Hà Nôi) cho biết bệnh viêm da tiếp xúc một trong những căn bệnh phổ biến và thường gặp bất kể ai, kể cả với trẻ nhỏ. Người mắc bệnh viêm da tiếp xúc nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ nặng hơn.

Đặc biệt với trẻ nhỏ, kể cả khi không bị viêm da không nên ôn hôn lên má trẻ nhỏ, bởi trẻ nhỏ da nhạy cảm, khi chúng ta ôn hôn tuyến nước bọt người lên có thể là nguyên nhân gây nên bệnh viêm da. Còn khi trẻ đang bị viêm da  tuyệt đối người lớn không ôm hôn trẻ nhỏ, bởi tuyến nước bọt của người lớn khiến cho tình trạng viêm da của trẻ trở nên nặng hơn và đôi khi gây nên nhiễm trùng da rất nguy hiểm”,bác sĩ chuyên khoa I, Đinh Doãn Thạch cho biết.

Trẻ bị viêm da tiếp xúc thường xuyên gãi ngứa, nếu không điều trị kịp thời  làm tăng cường độ ngứa có thể dẫn đến viêm da khác. Ngoài ra, gãi ngứa liên tục có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn gây mưng  mủ, lở loét. Lâu ngày có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da, làm mất tính thẩm mỹ cao. Chính vì vậy, khi bị bệnh viêm da tiếp xúc cần phải đến bệnh viện để khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Viêm da dị ứng do tiếp xúc do ảnh hưởng của thời tiết hoặc môi trường sống bị thay đổi chính là nguyên nhân khách quan khiến trẻ bị viêm da do tiếp xúc. Vào khoảng thời gian giao mùa, lúc này cơ thể chưa kịp thích nghi nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm của da là kết quả từ tiếp xúc trực tiếp với các chất nhất định, chẳng hạn như xà phòng, mỹ phẩm, đồ trang sức hay cỏ dại, trong đó có chất độc  hoặc gỗ sồi độc. Kết quả là da màu đỏ, ngứa phát ban nhưng không truyền nhiễm hoặc đe dọa tính mạng, nhưng nó có thể rất khó chịu.

Tuyệt đối không nên ôm hôn, áp má vào trẻ khi không bị viêm da

Không nên ôm hôn, áp má vào da mặt trẻ kể cả khi không bị viêm da

Hạn chế viêm da tiếp xúc ở trẻ

Bác sĩ chuyên khoa I, Đinh Doãn Thạch cho biết: “Khi trẻ nhỏ bị viêm da do tiếp xúc, chúng ta nên bôi hồ nước sẽ rất tốt và lành cho trẻ. Nếu viêm da có dấu hiệu nhiễm trùng chúng ta phải dùng thuốc bôi kháng sinh. Tuy nhiên, để tránh tình trạng viêm da tiếp xúc nặng hơn bố mẹ đưa trẻ đến bác sĩ da liễu để khám điều trị, hiệu quả sẽ tốt hơn”

Khi trẻ bị viêm da tiếp xúc không nên dùng các bài thuốc truyền miệng bôi cho trẻ hoặc tự ý điều trị bằng thuốc đắp, tránh trường hợp bệnh nặng hơn. Nên làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và quan trọng nhất là loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cần tăng cường cho bổ  sung các loại hoa quả, vitamin, nước ép trái cây. Qua đó giúp tăng cường sức đề kháng cho da.

 Phúc Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Điểm danh 5 tính cách khiến các nàng “mãi cô đơn”