Nắng nóng hầm hập 39 độ C, "dắt túi" kinh nghiệm này để không bị sốc nhiệt nguy hiểm
Tin liên quan
Cách phòng sốc nhiệt
- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng nơi quy định.
Bác sĩ cũng khuyến cáo khi gặp bệnh nhân sốc nhiệt, hoặc đột quỵ có ngừng tuần hoàn, người dân phải tiến hành cấp cứu bằng cách hà hơi, ép tim trong suốt quá trình đợi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Cấp cứu đúng cách sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh.
Khi gặp người bị sốc nhiệt cần sơ cứu đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng:
- Tiến hành làm mát cho người bệnh trong thời gian chờ đợi cấp cứu bằng cách dìu người bệnh vào bóng râm hoặc vào trong nhà, ở nơi thoáng đãng.
- Cởi bỏ bớt quần áo trên người bệnh để cơ thể được thông thoáng hơn.
- Lấy khăn nhúng nước áp vào người hoặc sử dụng bình xịt, xịt nước mát lên người để làm mát cơ thể.
- Cho người bệnh uống nước lọc mát hoặc các loại đồ uống mát không có cồn và caffeine nếu có thể uống được.
- Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, cần tiến hành hồi sinh tim phổi nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động. Cách thực hiện như sau: nâng đầu người bệnh ngả về phía sau để thông khí đạo và ép nén ngực nạn nhân 30 lần ngay tức thời, sau đó tiếp hơi thở bằng miệng 2 lần, cứ như thế mà tiếp tục thực hiện xen kẽ với nhau.
- Sau khi hạ nhiệt tại nhà, không được chủ quan không cần đến bệnh viện. Người bệnh vẫn cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm… để có phương pháp điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
AM (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất