Lý do không ai ngờ tới khiến cho tật khúc xạ tăng ở trẻ thành phố

2017-10-24 08:01
- Trên 40% học sinh phổ thông mắc các tật khúc xạ tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là khu vực lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh) khiến cho không ít bậc phụ huynh bất ngờ.

Theo BSCK II. Lê Việt Sơn, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai, tật khúc xạ gia tăng ở trẻ sống ở thành phố là do nhiều yếu tố gây ra như: trẻ nhỏ phải học tập căng thẳng, thời gian học kéo dài, ngoài học ở trường trẻ còn học thêm, học ở nhà… quá tập trung trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến cận thị.

Điều kiện sinh sống chật hẹp cũng là yếu tố gia tăng các tật khúc xạ về mắt ở trẻ nhỏ, do không gian nhà ở của trẻ quá chật hẹp dẫn tới khoảng cách xem ti vi của trẻ quá gần làm ảnh hưởng tới thị lực, tầm nhìn không được mở rộng trong vòng 5m, thiếu môi trường để giúp trẻ tập luyện cơ mắt nhìn xa, vì thế khả năng nhìn xa của trẻ ngày càng yếu đi...

Lý không ai ngờ tới khiến cho các tật khúc xạ về mắt tăng ở trẻ thành phố gia tăng

Bác sĩ bệnh viện Bạch mai khám tật khúc xạ cho trẻ em ở vùng núi.

Tỷ lệ tật khúc xạ gia tăng ở các thành phố lớn còn do thói quen bố mẹ cho trẻ sử dụng vi tính, điện thoại thông minh sớm. Khi trẻ tập trung chơi điện tử trên máy làm cho mắt phải điều tiết nhiều giờ liên tục có thể dẫn đến mỏi mắt, cận thị do “co quắp điều tiết”.

Ngồi bàn ghế không thích hợp với lứa tuổi, tư thế ngồi không đúng hoặc khi mệt mỏi khiến trẻ nằm rạp xuống bàn làm bài, ánh sáng trong lớp học không đủ là các yếu tố gây hại mắt.

BSCK II. Lê Việt Sơn khuyến cáo để phòng tật khúc xạ học đường cần phải có thời khóa biểu học tập trong lớp và vui chơi ngoài trời để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa. Khi trẻ học, cứ mỗi 60 phút phải cho mắt nghỉ 10-15 phút.

Đảm bảo đủ ánh sáng học tập cho trẻ, góc học tập nên bố trí ở gần cửa sổ. Không đọc sách khi đi tàu xe, khi đang nằm. Chỉ đọc sách trong tư thế ngồi học thẳng lưng, đầu hơi cúi khoảng 10 – 15 độ.

“Trẻ cần phải được ngồi bàn ghế phù hợp với lứa tuổi để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25 cm với cấp tiểu học, 30 cm với cấp trung học cơ sở và 35 cm với học sinh trung học phổ thông. Không dùng mực đỏ, mực xanh lá cây để viết bài và chọn loại giấy quá trắng, quá bóng”, bác sĩ Sơn nói.

Ngoài ra, cần phải kết hợp chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Nên ăn các loại trái cây có màu sắc sặc sỡ như màu vàng, màu cam, màu đỏ có chứ nhiều vitamin A sẽ tốt hơn cho đôi mắt.

Dầu hiệu cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa sớm

Lý không ai ngờ tới khiến cho các tật khúc xạ về mắt tăng ở trẻ thành phố gia tăng

Bác sĩ Sơn đang mổ mắt cho bệnh nhân.

Trẻ có những dấu hiệu hay nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát sách hoặc vở  viết, đọc nhầm nhiều, mờ mắt... cần phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt sớm.

Bác sĩ Sơn khuyến cáo, trẻ bị cận thị làm ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, khả năng tiếp nhận và cảm nhận cuộc sống bằng thị giác. Cận thị nặng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu để bệnh biến chứng nặng, có thể bị thoái hóa võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Viễn thị thường gặp ở trẻ bắt đầu vào cấp 1, khi nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Trẻ đọc sách hay nhìn gần bị mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu, cố gắng nhìn lâu có thể bị đỏ mắt. Viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị sớm.

Bác sĩ Sơn cho hay, loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Trẻ bị loạn thị khi nhìn xa hay gần đều mờ, do bán kính cong của giác mạc (lòng đen) không đều gây mờ ở mọi khoảng cách tầm nhìn. Trẻ sẽ có những dấu hiệu, mờ mắt, mỏi mắt, nhức đầu... Đặc biệt, trẻ bị loạn thị thường hay đọc nhầm chữ X với chữ Y, chữ L với chữ D, chữ F, chữ E.... nên ảnh hưởng nhiều đến học tập.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tình yêu chân thật là yêu nhau một đời vẫn chưa đủ...