Loạt dấu hiệu tiền tiểu đường dễ nhận thấy nhưng lại thường bị bỏ qua
2016-05-05 08:00
- Nếu nắm được các triệu chứng và có cách xử lý kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, chúng ta có thể điều trị bệnh tiểu đường dễ dàng hơn.
Tin liên quan
Bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh ảnh hưởng đến cả cơ thể và quá trình xử lý glucose của cơ thể. Căn bệnh này có thể có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo mà bạn không thể lơ là ngay khi căn bệnh còn ở giai đoạn tiền tiểu đường.
Các dấu hiệu của giai đoạn tiền tiểu đường
1. Mắt mờ đi
Giai đoạn tiền tiểu đường thường liên quan đến việc tích đường trong máu. Sự mất cân bằng này có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn và làm cho nó khó nhìn hơn ngay cả khi bạn đã dùng kính để điều chỉnh.
Nếu tầm nhìn của bạn tốt hơn vào buổi sáng và mọi thứ đều mờ ảo vào ban đêm, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy máu của bạn có đường bên trong.
2. Khát nước hơn bình thường
Tất cả chúng ta đều cần khoảng 8 ly nước trong một ngày để đảm bảo sức khỏe. Nhưng trong trường hợp bạn thấy không ngừng bị khát và có cảm giác háo nước, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cố cân bằng mức đường bên trong nó. Nếu lượng đường quá cao, cơ thể bạn sẽ cố gắng đẩy nó ra cùng với nước.
3. Các vết thương khó lành
Việc có nhiều đường trong máu có thể làm máu lưu thông chậm chạp. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng bàn tay và bàn chân lạnh, chưa kể các vết thương nhỏ cũng sẽ trở nên khó lành hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với các vết thương ở tay và chân – nơi xa trái tim nhất.
4. Sạm da
Một trong những dấu hiệu điển hình của giai đoạn tiền tiểu đường nằm ở các tế bào da. Hãy kiểm tra mặt sau của cổ, nách và các nếp gấp ở khuỷu tay của bạn. Nếu chúng có màu da sạm hơn bình thường nhưng mịn và mượt khi chạm vào, đó thường là dấu hiệu của giai đoạn tiền tiểu đường.
Đối phó với các triệu chứng của giai đoạn tiền tiểu đường
1. Gặp bác sĩ
Nếu nghi ngờ mình bị tiểu đường, bước đầu tiên bạn nên làm là thu xếp thời gian đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu và xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Họ còn có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch dinh dưỡng và tập thể dục để giữ gìn sức khỏe tốt hơn.
2. Không ăn đồ ngọt
Thủ phạm rõ ràng nhất gây bệnh tiểu đường là đồ ngọt. Do đó bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm, đồ uống ngọt. Nước trái cây, sinh tố khá tốt cho sức khỏe nhưng cũng có thể chứa các loại đường không cần thiết.
3. Dùng ngũ cốc nguyên hạt
Tất cả các loại ngũ cốc nguyên hạt đều có nhiều hữu ích cho tim mạch và nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể giúp thúc đẩy quá trình sản xuất insulin của cơ thể và điều chỉnh lượng đường trong máu.
4. Theo dõi chế độ ăn
Một trong những cách dễ nhất để bạn có thể kiểm soát lượng đường là lập ra một cuốn sổ để theo dõi chế độ ăn uống của mình. Bạn có thể ghi lại một ngày mình đã ăn gì, từ đó có thể tránh ăn quá 25 gram đường và 2000 calo mỗi ngày.
Thụy Du - Theo LT
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Năm 2021 hoan hỉ, 3 con giáp sinh con vào năm nay thì xác định gia đạo hạnh phúc, sự nghiệp bố thăng hoa, cuộc sống mẹ viên mãn