Lại thêm đồn đại chữa tiểu đường bằng sả, có thật là hiệu quả như nhiều người đang lầm tưởng?

2017-12-25 06:45
- Khi mắc tiểu đường, tuyệt đối không nghe theo các bài thuốc dân gian dẫn đến bênh nặng

Sả không có tác dụng chữa bệnh tiểu đường

Mới đây, trên mạng xã hội, mọi người chia sẻ uống nước cây sả giúp chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Theo nhiều người dùng Facebook, cây sả ngoài công dụng chữa bệnh tiểu đường, còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chữa đau bụng, giảm huyết áp, giảm đau... Theo chỉ dẫn trên mạng, để sử dụng trong chữa tiều đường, người bệnh lấy 4 cây sả đập dập, rồi nấu sôi lên và dùng thứ nước này như loại nước trà bình thường, uống hằng ngày. Với thức uống này có thể hỗ trợ bệnh người tiểu đường rất nhiều trong việc kiểm soát lượng đường huyết.

Thạc sĩ - bác sĩ  Lê Thị Phương Huệ, Phó khoa Nội tiết, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Uống nước sả để chữa khỏi bệnh tiểu đường là không có có sở khoa học. Bệnh tiểu đường hiện nay chưa có thuốc nào điều trị khỏi. Phòng tránh bệnh tiểu đường tốt nhất phải xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý kết hợp việc dùng thuốc hỗ trợ".

Bác sĩ Lê Thị Phương Huệ phân tích bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường phát triển khá “thầm lặng” với những dấu hiệu tương đồng nhiều bệnh khác, khiến người mắc phải đôi khi rất khó nhận ra. Khi đã mắc bệnh, sức khỏe và tinh thần của người bệnh sẽ bị sụt giảm nhanh chóng, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép. Ngoài ra, người bệnh cần có  chế độ ăn uống hợp lý, giảm đạm , hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích. Những người bị tiểu đường cũng cần tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.

Uống sả chữa bệnh tiểu đường chưa có cơ sở khoa học

 

Cẩn trọng khi mắc tiểu đường

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ.  tiểu đường có nhiều loại như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ… Đặc biệt, tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90% số bệnh nhân và thường xảy ra ở người lớn. Lý do là cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng nó không đủ để phục vụ cho cơ thể, hoặc là insulin sản xuất đủ nhưng không đưa được vào trong cơ thể do lượng mỡ hoặc sự thay đổi của người đó người ta gọi là sự đề kháng của insulin. 

Với phụ nữ mang thai, nếu tiểu đường không được kiểm soát tốt trước và trong khi mang thai, các vấn đề có thể phát sinh bao gồm làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sảy thai, nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về đường hô hấp cho em bé sau khi sinh, quá nhiều ối có thể dẫn đến sinh non. Vì vậy, phụ nữ mang thai để tránh bị tiểu đường cần phải làm các xét nghiệm kiểm soát lượng đường thời kỳ mang thai.

Những bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày, đặc biệt tăng cường lượng rau xanh trong mỗi bữa ăn. Mặt khác, người bị tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh,... không nên tập quá sức.

Khi sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cho người bị bệnh tiểu đường cần có sự hướng dẫn bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi chữa bệnh tiểu đường, vì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Phúc Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 mỹ nhân Hàn từng bị tố mắc bệnh ngôi sao: Song Hye Kyo yêu sách, Jeon Ji Hyun chảnh chọe