Đừng xem thường thói quen ăn quá no nếu bạn không muốn rước bệnh vào người
Tin liên quan
Thói quen ăn uống quá no sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh này
Béo phì
Nghiêm khắc mà nói thì béo phì không thật sự là một chứng bệnh nhưng nó lại là hiện tượng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, và có xu hướng “trẻ hóa” ở đối tượng mắc phải. Mặt khác, khi cân nặng vượt mức tiêu chuẩn cũng đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh tật.
Những người thường xuyên ăn uống vô tội vạ và không kiểm soát được liều lượng mỗi lần ăn sẽ khiến cơ thể dung nạp nhiệt lượng dư thừa. Phần nhiệt lượng không dùng hết tự động sẽ chuyển hóa thành mỡ, dần dần dẫn đến tình trạng béo phì. Người có thể trọng quá nặng thì áp lực đối với tim, mạch máu càng lớn, cuối cùng dễ sinh bệnh.
Bệnh dạ dày
Rõ ràng, ăn uống mất kiểm soát sẽ trực tiếp gây tổn hại đến dạ dày và đường ruột. Bởi vì quá trình tiêu hóa thức ăn đều được tiến hành ở dạ dày, nếu bạn luôn ăn quá no sẽ tăng gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa.
Một khi dạ dày không thể tiêu hóa hoàn toàn thức ăn thì con người sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng, táo bón v.v… Nếu chỉ thỉnh thoảng mới ăn vượt mức thì mức độ gây hại không lớn, nhưng nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ làm tổn thương đến cả niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét thậm chí là thủng dạ dày.
Ung thư
Sở dĩ có thể nói ăn quá nhiều sẽ gây ung thư hoàn toàn là dựa vào căn cứ khoa học. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe cho thấy, thức ăn vượt mức tiêu chuẩn cần thiết sẽ gây tác động lên sức sống của các nhân tử tế bào ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho con người.
Bệnh tim mạch
Thức ăn sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể nhưng mức năng lượng này chỉ cần ở mức độ nhất định, không phải cứ càng nhiều thì càng khỏe mạnh. Nếu mỗi lần ăn bạn đều không ý thức kiểm soát lượng thực phẩm ăn vào sẽ làm cơ thể hấp thu nhiệt lượng dư thừa, làm tăng Cholesterol và nồng độ dính của máu, dẫn đến bệnh tim mạch.
Xuất huyết đường tiêu hóa trên
Tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa trên thông thường sẽ xuất hiện ở những người vốn có viêm loét đường tiêu hóa. Nếu trong trường hợp này mà bệnh nhân lại thường xuyên ăn uống quá no sẽ làm bệnh tình nặng hơn, gây ra xuất huyết.
Làm sao để luyện tập thói quen ăn no 7 phần như các chuyên gia khuyến cáo?
Con số “7 phần no” mặc dù khá trừu tượng vì đây là một loại cảm giác không hề có chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên bạn vẫn có thể luyện tập dần để cảm nhận trong quá trình ăn uống. Thông thường, khi đã ăn đạt đến “7 phần no” nghĩa là bạn sẽ cảm thấy trong dạ dày vẫn chưa quá đầy nhưng sự hưng phấn đối với thức ăn đã giảm xuống rõ rệt.
Mặt khác, nếu bữa ăn trước đó bạn đã đạt đến 7 phần no thì trước khi đến bữa ăn thứ hai sẽ không có cảm giác đói một cách bất thường. Ngược lại, nếu cảm giác của bạn cho thấy mình bị đói quá sớm có nghĩa là cần tăng cường thực phẩm nhiều hơn cho phù hợp với nhu cầu cơ thể.
Ngoài vấn đề kiểm soát lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn thì tự thế khi ăn uống cũng rất quan trọng. Lúc ăn cơm, bạn nên ngồi thẳng lưng hơn là khom ngực cong lưng ở trạng thái quá thả lỏng. Tư thế ngồi thẳng lưng ngay ngắn giúp giảm bớt áp lực lên bộ phận dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
Khoảng cách giữa hai bữa ăn chính nên từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ. Nếu cách nhau quá lâu sẽ gây cảm giác đói, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, vận động. Nhưng nếu hai bữa ăn cách nhau quá gần sẽ khiến cơ quan tiêu hóa không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm cho bạn ăn kém ngon và khó tiêu hóa, hấp thu.
Sau khi vừa ăn cơm thì không nên sử dụng máy tính. Máu trong cơ thể sau bữa ăn sẽ tập trung vào cơ quan tiêu hóa, lúc này não bộ sẽ có hiện tượng thiếu máu tạm thời nên dùng máy tính sẽ khiến bạn căng thẳng thần kinh, trí nhớ suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch máu v.v…
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sina
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất