Đừng ngại hỏi bác sĩ phụ khoa những câu hỏi nhạy cảm này!

Nguyễn Mai 2016-04-02 06:00
- Bạn không cần e ngại hoặc xấu hổ khi đặt câu hỏi về vùng kín. Khu vực nhạy cảm này cần được kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn các bệnh phụ khoa và bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Nếu bạn cảm thấy không yên tâm với bất kỳ dấu hiệu nào của âm đạo như chu kỳ kinh nguyệt, khí hư, dịch nhầy… hãy hỏi bác sĩ thẳng thắn. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất của chị em, cùng với câu trả lời xác đáng mà bạn có thể tham khảo.
Cảm thấy bị kích thích ở âm đạo khi đi tiểu có sao không?
“Đây là cảm giác gần giống như bị kích thích tình dục, và có nhiều lý do khiến phụ nữ có cảm giác này, dù không phải đang quan hệ tình dục,” Tiến sĩ Kate Holloway, bác sĩ phụ khoa tại Viện Sức khỏe Phụ nữ tại San Antonio cho biết. “Thật khó để nói đây là dấu hiệu bình thường hay không bình thường.” Bạn chỉ cảm thấy hơi nhột khi đi tiểu, điều này không liên quan đến bệnh hay các nguy cơ đột ngột xảy ra. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, và bỏng rát khi tiểu, lúc đó hãy đi gặp bác sĩ, Holloway gợi ý. 
Những câu hỏi về phụ khoa nhạy cảm nhưng không thể bỏ qua khi gặp bác sĩ
Tại sao tôi lại có dịch trắng, có mùi?
Đây là câu hỏi và lời phàn nàn của nhiều chị em phụ nữ,” Holloway cho biết. Nhưng điều bạn cần biết là: dịch trắng là một hiện tượng tự nhiên, liên quan đến hoóc-môn và thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Dịch màu trắng không có vấn đề gì. Nhưng khi dịch nhầy có mùi hôi, đó là dấu hiệu cho biết bạn bị viêm âm đạo hoặc các bệnh về tình dục, Holloway cho biết. Bạn cần đi đến cơ sở y tế sớm để khám và điều trị bệnh sớm, tránh trường hợp nhiễm khuẩn nặng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Tại sao tôi lại có 2 chu kỳ kinh nguyệt một tháng?
Trung bình một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là từ 25 – 35 ngày. Nếu bạn có chu kỳ ngắn hơn chu kỳ trung bình kia, bạn có thể đang gặp vấn đề về hoóc-môn. Hãy sắp xếp lịch hẹn bác sĩ sớm để khám sức khỏe phụ khoa. 
Những câu hỏi về phụ khoa nhạy cảm nhưng không thể bỏ qua khi gặp bác sĩ
Tôi phải làm gì để hết mụn ở vùng mu?
Thực tế mụn ở vùng mu không phải là mụn trứng cá xuất hiện ở mặt, hay lưng. Chúng là các mụn do nhiễm trùng da, ví dụ như do dùng dao cạo gây xước da và bị sưng tấy. Bạn không nên cạo lông mu quá thường xuyên. Triệt lông bằng công nghệ laser là giải pháp làm sạch lông an toàn hơn mà bạn nên sử dụng thay thế. Ngoài ra, khi cần cạo lông bằng dao cạo, hãy chắc chắn rằng bạn vệ sinh dao cạo sạch trước và sau khi sử dụng. Thêm vào đó, vệ sinh vùng mu sạch sẽ cũng là việc làm quan trọng để ngăn ngừa nấm, ngứa vùng mu và nhiễm khuẩn âm đạo.
Những câu hỏi về phụ khoa nhạy cảm nhưng không thể bỏ qua khi gặp bác sĩ
Tại sao một bên môi âm hộ của tôi lại thấp hơn môi âm hộ còn lại?
“Đây là điều hoàn toàn bình thường,” Holloway nói. Môi âm hộ của hầu hết phụ nữ đều không cân xứng, với một môi ở thấp hơn môi còn lại. Đây không phải vấn đề sức khỏe, vậy nên bạn không cần lo lắng. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng một thủ thuật có tên Labiaplasty (1 loại thẩm mỹ vùng kín) để thay đổi hình dạng của môi âm hộ.
Đừng ngại hỏi bác sĩ phụ khoa những câu hỏi nhạy cảm này!
Tại sao tôi bị ngứa vùng kín khủng khiếp trước kỳ kinh nguyệt?
Thủ phạm chính gây ra vấn đề này trước kỳ kinh nguyệt là do hoóc-môn nữ. Sự thay đổi hoóc-môn diễn ra mạnh mẽ khi bạn chuẩn bị có kinh nguyệt. Giai đoạn này khiến lượng estrogen bị giảm và khiến da âm đạo mỏng hơn, khô hơn, rát và ngứa ngáy. Thậm chí, các cơn ngứa trở nên dữ dội đến mức khiến bạn khó chịu, lo lắng bị viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, hiểu được nguyên nhân gây ngứa này, bạn sẽ yên tâm hơn. Sau khi hết kinh nguyệt, bạn có thể đi khám phụ khoa để chắc chắn rằng các cơn ngứa vùng kín không liên quan đến viêm nhiễm âm đạo.
Nguyễn Mai Nguồn: Prevention 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 điểm du ngoạn thú vị không thể bỏ qua khi đến Ninh Bình