Dở khóc dở cười cảnh bệnh nhân ra vào nhà vệ sinh nhiều lần chỉ vì căn bệnh khổ sở chưa từng thấy

2017-11-29 06:45
- Nhiều bệnh nhân khổ sở không đi vệ sinh được do táo bón kéo dài nhiều ngày.

Táo bón tới mức phân hóa đá

Gần nửa tháng trời không thể đi đại tiện, bệnh nhân N.V. T (40 tuổi) sống trong tâm lý rất bức bối. Người đàn ông này luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng khi vào toilet lại không đi được. Khi đi tới bệnh viện khám, phân của bệnh nhân T. khô cứng như đá bác sĩ buộc phải dùng kỹ thuật nội soi để gắp phân ra ngoài.

Theo GS.TS.BS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam, chia sẻ với PV Emđẹp táo bón kéo dài dẫn tới tính trạng phân hóa đá như bệnh nhân T. không phải là quá hiếm.

GS. Nhâm đã gặp trường hợp bệnh nhân bị táo bón kéo dài, trong đầu lúc nào cũng luẩn quẩn, chỉ nghĩ tới chuyện đi việc đi vệ sinh. Chỉ khi cảm thấy khó chịu, bệnh nhân đã phải tới viện khi thăm khám bác sĩ đã thấy phân của bệnh nhân hóa đá tới cả kg trong đại tràng. Không ít những bệnh nhân táo bón không đi được vì cố dặn đã rách hậu môn phải vào viện cấp cứu trong tình trạng chảy máu nhiều.

Không đi được đại tiện đại phân hóa đá nặng cả kg trong đại tràng

Táo bón kéo dài ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân, ảnh minh họa.

GS Nhâm nói: "Một người lớn bị táo bón khi đi đại tiện một tuần 2 lần. Táo bón ở người lớn cho tới nay chưa rõ nguyên nhân, nhưng yêu tố ảnh hưởng tới táo ở người lớn có liên quan tới dinh dưỡng, ngồi lâu, sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá), hút thuốc… Một số bệnh lý gây ra viêm đại tràng, đái tháo đường, gút.. cũng có thể là nguyên nhân gây ra táo bón”.

Ngoài ra, táo bón ở người lớn còn có thể do tinh thần căng thẳng thường gặp ở giới văn phòng. Khi tinh thần căng thẳng sẽ làm mất cân bằng hệ thống vi khuẩn có lợi trong đường ruột, khó tiêu hóa thức ăn gây ra tình trạng táo bón.

“Táo bón ở người lớn lâu ngày có thể là tác nhân gây bệnh trĩ. Bởi bệnh nhân bị táo bón khi muốn đi đại tiện thường phải rặn dẫn đến bệnh trĩ. Khi hậu môn bị giãn ra, lâu ngày sẽ không thể co lên được và gây ra bệnh trĩ”, GS. Nhâm nói.

Phòng táo bón bằng cách nào?

Theo GS. Nhâm, táo bón gây tình trạng khổ sở, ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân. Trong thực tế, bác sĩ này đã gặp bệnh nhân lúc nào cũng có cảm giác muốn đại tiện, vào trong nhà vệ sinh nhiều lần. Tình trạng này gặp ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên.

Để khắc phục tình trạng này, có thể thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập, uống thảo dược, thuốc nhuận tràng… Ngoài ra, bệnh nhân nên uống nhiều nước vì đại tràng là nơi giữ nước của cơ thể. Nếu cơ thể thấy khát sẽ lấy nước từ đại tràng, đại tràng mất nước sẽ khiến cho phân khô hơn.

Mỗi người nên uống 2 lít/ngày, tạo thói quen đi vệ sinh đi vào một giờ cố định trong ngày tốt nhất là buổi sáng. Khi có cảm giác buồn đi vệ sinh phải đi ngay, để tránh phân bị ứ đọng quá lâu trong đại tràng. Ngoài ra, bất cứ ai cũng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ cho cơ thể, giúp cho bộ máy tiêu hóa hoạt động dễ dàng, tránh ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh...

GS. Nhâm lưu ý, đối với bệnh nhân táo bón phải dùng thuốc nhuận tràng trường kỳ, khi dùng thuốc nhuận tràng không nên uống mãi một loại thuốc mà cần thay đổi các loại thuốc.

“Khi đã thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc nhuận tràng nếu thấy tình trạng táo bón không hề thuyên giảm thì cần phải đi khám chuyên khoa sớm, để xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị thích hợp”, GS. Nhâm cho hay.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mang Giáng sinh ấm áp đến với 9 em có hoàn cảnh khó khăn